Quảng Ngãi: Có nên bạt đồi, phủ bê tông để chống sạt lở?

26/09/2024 - 22:29

PNO - Huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) chi 14 tỉ đồng để phủ bê tông cả quả đồi chống sạt lở. Nhiều người cho rằng cách làm này không hợp lý.

Khu dân cư Van Cà Vãi (thuộc tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) nằm dưới một ngọn đồi bát úp. Khu dân cư có 5 hộ/24 khẩu.
Khu dân cư Van Cà Vãi (thuộc tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) nằm dưới một ngọn đồi bát úp. Toàn khu dân cư có 5 hộ với tổng cộng 24 khẩu.

Mối nguy sạt lở tại đây được phát hiện từ năm 2013, đến năm 2020 chính quyền địa phương tổ chức di tản người dân, bố trí nơi ở tạm và cấp phát nhu yếu phẩm trong mùa mưa bão. Giữa năm 2021, cơ quan chức năng của huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng rồi đề xuất phương án khắc phục khẩn sạt lở đất tại núi Van Cà Vãi.
Mối nguy sạt lở tại đây được phát hiện từ năm 2013. Đến năm 2020 chính quyền địa phương tổ chức di tản người dân, bố trí nơi ở tạm và cấp phát nhu yếu phẩm trong mùa mưa bão. Giữa năm 2021, cơ quan chức năng của huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng rồi đề xuất phương án khẩn chống sạt lở đất tại núi Van Cà Vãi.

Năm 2023, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Đinh Thị Trà ký quyết định phê duyệt công trình thi công khẩn cấp chống sạt lở tại núi Van Cà Vãi. Công trình quyết toán 3 tỉ đồng.
Năm 2023, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Đinh Thị Trà ký quyết định phê duyệt công trình thi công khẩn cấp chống sạt lở tại núi Van Cà Vãi. Công trình quyết toán 3 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tình trạng sạt lở vẫn xảy ra. Đến ngày 20/6/2024, bà Trà tiếp tục ký ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân cư Van Cà Vãi và phê duyệt dự án vào ngày 9/9/2024.
Tuy nhiên, tình trạng sạt lở vẫn xảy ra. Đến ngày 20/6/2024, UBND huyện Sơn Hà quyết định xây dựng công trình khẩn cấp dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân cư Van Cà Vãi và phê duyệt dự án vào ngày 9/9/2024.

Theo UBND huyện Sơn Hà, mục tiêu đầu tư dự án nhằm khắc phục tình trạng sạt lở gây nguy hiểm tại khu vực núi Van Cà Vãi, đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cho 5 hộ/24 khẩu sinh sống dưới chân núi; an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến đường ĐH77 huyện Sơn Hà.
Theo UBND huyện Sơn Hà, mục tiêu đầu tư dự án nhằm khắc phục tình trạng sạt lở gây nguy hiểm tại khu vực núi Van Cà Vãi.

Đây là dự án thuộc nhóm C, công trình hạ tầng kỹ thuật cấp IV. Theo đó, sẽ bạt mái taluy giảm tải phía trên đỉnh đồi; xây tường chắn rọ đá dưới chân; làm rãnh đỉnh tại các cơ cũ thu nước...
Đây là dự án thuộc nhóm C, công trình hạ tầng kỹ thuật cấp IV. Theo đó, sẽ bạt mái taluy giảm tải phía trên đỉnh đồi; xây tường chắn rọ đá dưới chân; làm rãnh thu nước...

Dự án do UBND huyện Sơn Hà làm chủ đầu tư, nhà thầu thi công là Liên danh Công ty TNHH Thương mại xây dựng Minh Quân - Công ty TNHH Thành Nghĩa. Tổng mức đầu tư xây dựng 14 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 1,2 tỉ đồng; chi phí xây dựng gần 11 tỉ đồng.
Dự án do UBND huyện Sơn Hà làm chủ đầu tư, nhà thầu thi công là Liên danh Công ty TNHH Thương mại xây dựng Minh Quân - Công ty TNHH Thành Nghĩa. Tổng mức đầu tư xây dựng 14 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 1,2 tỉ đồng; chi phí xây dựng gần 11 tỉ đồng.

Nhìn từ bên dưới chân công trình lẫn bay flycam, có thể thấy dự án đang bóc sạch một mảng đồi đất và khoác lên một tấm áo bê tông.
Nhìn từ bên dưới chân công trình lẫn từ trên cao, có thể thấy dự án đang bóc sạch một mảng đồi đất để phủ bê tông.

Với việc chi 14 tỉ đồng làm một dự án chống sạt lở cho 5 hộ dân bằng phương pháp trên, nhiều người cho rằng không hợp lý, cũng như đánh giá tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một chuyên gia cho biết, ông cảm thấy rất khó hiểu khi được bố trí hàng chục tỉ đồng nhưng địa phương lại không tổ chức di dời 5 hộ dân đến nơi an toàn, mà cứ chăm chăm bố trí cho phần việc thi công bạt núi, giật cơ.
Việc chi 14 tỉ đồng thực hiện dự án chống sạt lở cho khu dân cư chỉ gồm 5 hộ dân bằng phương pháp trên được nhiều người cho rằng không hợp lý. Một chuyên gia cho biết, nếu tổ chức di dời 5 hộ dân đến định cư ở nơi an toàn sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc thực hiện dự án như vậy.

Chính chủ đầu tư thừa nhận: Phạm vi thi công có địa hình độ dốc lớn, và điều kiện mặt bằng tổ chức thi công công trình gặp nhiều khó khăn; trên đỉnh núi là trụ điện 110KV, bên dưới chân núi có nhà dân đang sinh sống, nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào.
Theo chủ đầu tư, phạm vi thi công có địa hình độ dốc lớn, và điều kiện mặt bằng tổ chức thi công công trình gặp nhiều khó khăn; trên đỉnh núi là trụ điện 110kV, bên dưới chân núi có nhà dân đang sinh sống, nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào.

Theo tiến độ, dự án khởi công ngày 15/7/2024 và  dự kiến hoàn thành vào ngày 31/10/2024. Đến ngày 15/9/2024, dự án mới thi công  đạt 23,28% giá trị hợp đồng.
Dự án được khởi công ngày 15/7/2024, dự kiến hoàn thành vào ngày 31/10/2024. Đến ngày 15/9/2024, dự án mới thi công đạt 23,28% giá trị hợp đồng.

Chiều 26/9, trao đổi với Báo Phụ Nữ TPHCM, ông Trần Phước Hiền – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - cho biết đã nắm bắt được các phản ánh và chỉ đạo Sở NN-PTNT (Cơ quan Thường trực về phòng, chống thiên tai) lập đoàn đi thực tế hiện trường, yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giải trình rõ giải pháp thiết kế, an toàn công trình; sau đó tổng hợp, tham mưu để UBND tỉnh có hướng chỉ đạo tiếp theo.
Chiều 26/9, trao đổi với Báo Phụ nữ TPHCM, ông Trần Phước Hiền - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - cho biết đã nắm bắt được các phản ánh và chỉ đạo Sở NN-PTNT (Cơ quan Thường trực về phòng, chống thiên tai) lập đoàn đi thực tế, yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giải trình rõ giải pháp thiết kế, an toàn công trình; sau đó tổng hợp, tham mưu để UBND tỉnh có hướng chỉ đạo tiếp theo.

Lê Đình Dũng

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI