Quảng Nam: Lập dự án tu bổ tháp Sáng thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương thời Chăm Pa

23/10/2024 - 14:59

PNO - Tỉnh Quảng Nam dự kiến chi 12 tỉ đồng để tu bổ, gia cố, phục hồi và phát huy giá trị tháp Sáng thuộc di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương có từ thời Chăm Pa.

Ngày 23/10, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết vừa có công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Tu bổ, gia cố, phục hồi và phát huy giá trị tháp Sáng thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Dự án có tổng mức đầu tư 12 tỉ đồng, thực hiện từ năm 2023 – 2025.
Ngày 23/10, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết vừa có công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Tu bổ, gia cố, phục hồi và phát huy giá trị tháp Sáng thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Dự án có tổng mức đầu tư 12 tỉ đồng, thực hiện từ năm 2023-2025.
Phật viện Đồng Dương được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Phật viện Đồng Dương được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Phật viện Đồng Dương được xây dựng thời vua Jaya Indravarman II trị vì Vương quốc Chăm Pa. Phật viện này có ba tổ hợp chính trải rộng trên chiều dài 1.300m theo trục Đông - Tây, được phân bố thành ba khu tường bao vuông vức. Khu I bao gồm Phật đường chính của hoàng gia và những đền - tháp phụ bao quanh; khu II là một tiền đình (mandapa) hình chữ nhật dùng để chuẩn bị nghi lễ như múa thiêng, hát thiêng, bày lễ vật… kết hợp với khu I; khu III là tự viện nơi hành lễ của chư tăng trong Phật viện và của các tín đồ.
Phật viện Đồng Dương được xây dựng thời vua Jaya Indravarman II trị vì Vương quốc Chăm Pa. Phật viện này có 3 tổ hợp chính trải rộng trên chiều dài 1.300m theo trục Đông - Tây, được phân bố thành 3 khu tường bao vuông vức. Khu I bao gồm Phật đường chính của hoàng gia và những đền - tháp phụ bao quanh; khu II là một tiền đình (mandapa) hình chữ nhật dùng để chuẩn bị nghi lễ như múa thiêng, hát thiêng, bày lễ vật… kết hợp với khu I; khu III là tự viện nơi hành lễ của chư tăng trong Phật viện và của các tín đồ.
Trải qua thời gian, biến động thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá nặng nề của thiên nhiên, chiến tranh và con người nên khu di tích Phật viện Đồng Dương ngày nay đã trở thành phế tích.
Trải qua thời gian, biến động thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá nặng nề của thiên nhiên, chiến tranh và con người nên khu di tích Phật viện Đồng Dương ngày nay đã trở thành phế tích.
Hình ảnh giúp nhận dạng khu vực di tích Phật viện Đồng Dương hiện nay chỉ còn lại một mảng tường thuộc về phế tích kiến trúc được gọi tên là tháp Sáng, hiện đang được chống đỡ bằng hệ thống dàn chống bằng thép ống với mục đích gia cố, chống đỡ khẩn cấp vào năm 2012.
Hình ảnh giúp nhận dạng khu vực di tích Phật viện Đồng Dương hiện nay chỉ còn lại một mảng tường thuộc về phế tích kiến trúc được gọi tên là tháp Sáng, hiện đang được chống đỡ bằng hệ thống dàn chống bằng thép ống với mục đích gia cố, chống đỡ khẩn cấp vào năm 2012.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, nguyên tắc bảo tồn là căn cứ các mô típ hiện có trên tháp để phục hồi các phần bị mất hoặc gia cố bằng khối xây mới; gia cố các khối xây yếu và các vết nứt trên tháp; bảo quản các khối xây chống ăn mòn; phục hồi các khối xây bằng gạch Chăm phục chế theo phương pháp mài chập. Đối với các khối xây không thể xác nhận được hình thức kiến trúc thì phục hồi theo kiến trúc hiện trạng và định hình khối gạch theo dạng vỡ để có thể nghiên cứu phục hồi sau khi có đầy đủ các dữ liệu phục dựng.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, nguyên tắc bảo tồn là căn cứ các mô típ hiện có trên tháp để phục hồi các phần bị mất hoặc gia cố bằng khối xây mới; gia cố các khối xây yếu và các vết nứt trên tháp; bảo quản các khối xây chống ăn mòn; phục hồi các khối xây bằng gạch Chăm phục chế theo phương pháp mài chập. Đối với các khối xây không thể xác nhận được hình thức kiến trúc thì phục hồi theo kiến trúc hiện trạng và định hình khối gạch theo dạng vỡ để có thể nghiên cứu phục hồi sau khi có đầy đủ các dữ liệu phục dựng.
Kết quả đầu tư bảo tồn di tích tháp Sáng của dự án phải được tiếp tục kết nối và phát huy hiệu quả cùng với việc thực hiện quy hoạch bảo tồn di tích khảo cổ Phật viện Đồng Dương ở bước tiếp theo.
Kết quả đầu tư bảo tồn di tích tháp Sáng của dự án phải được tiếp tục kết nối và phát huy hiệu quả cùng với việc thực hiện quy hoạch bảo tồn di tích khảo cổ Phật viện Đồng Dương ở bước tiếp theo.
Việc quản lý và khai thác khu di tích sẽ được kết nối chặt chẽ với hệ thống các điểm di tích Chăm khác tại Quảng Nam như Khương Mỹ, Đồng Dương, Trà Kiệu, Mỹ Sơn... để tạo thành tuyến tham quan có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Việc quản lý và khai thác khu di tích sẽ được kết nối chặt chẽ với hệ thống các điểm di tích Chăm khác tại Quảng Nam như Khương Mỹ, Đồng Dương, Trà Kiệu, Mỹ Sơn... để tạo thành tuyến tham quan có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI