Quảng Nam: Dân lo công trình chống sạt lở lại... sạt thêm

05/09/2024 - 16:06

PNO - Bờ sông Quảng Huế (Quảng Nam) sạt lở nghiêm trọng được triển khai thi công trong mùa mưa bão khiến người dân và chính quyền địa phương lo ngại.

Bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa, xã Đại An, huyện Đại Lộc đã bị sạt lở từ cuối năm 2020. Người dân ở đây cho biết nguyên nhân cơ bản là do đập tạm chặn sông để chuyển nước về Đà Nẵng co Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) thực hiện.
Bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa, xã Đại An, huyện Đại Lộc đã bị sạt lở từ cuối năm 2020. Người dân ở đây cho biết nguyên nhân cơ bản là do đập tạm chặn sông để chuyển nước về Đà Nẵng do Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) thực hiện.
Đến cuối tháng 9/2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chịu ảnh hưởng của các đợt thiên tai: Bão số 04 (Noru) từ ngày 27/9/2022, đợt mưa lũ từ ngày 09/10 đến ngày 11/10/2022, đợt mưa lũ từ ngày 13/10 đến sáng ngày 15/10/2022 khiến tình hình sạt lở bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa càng nghiêm trọng, cuốn trôi khoảng 3ha đất sản xuất nông nghiệp và nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân đang sinh sống tại khu vực. Tình trạng sạt lở chưa có dấu hiệu dừng lại và đang tiếp tục gây sạt lở trong phạm vi khoảng 500m.
Đến cuối tháng 9/2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chịu ảnh hưởng của 3 đợt thiên tai khiến tình hình sạt lở bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa càng nghiêm trọng. Tình trạng sạt lở chưa có dấu hiệu dừng lại và đang tiếp tục gây sạt lở trong phạm vi khoảng 500m.
Tháng 10/2022, UBND tỉnh Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa, xã Đại An, huyện Đại Lộc và đề ra nhiều biện pháp ứng phó. Huyện Đại Lộc đã chi khoảng 5 tỉ đồng để xây kè tạm bằng đá nhằm hạn chế sạt lở.
Tháng 10/2022, UBND tỉnh Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa, xã Đại An, huyện Đại Lộc và đề ra nhiều biện pháp ứng phó. Huyện Đại Lộc đã chi khoảng 5 tỉ đồng để xây kè tạm bằng đá nhằm hạn chế sạt lở.
Tháng 3/2024, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa với tổng mức đầu tư 64,5 tỉ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh (Ban Nông nghiệp) làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án trong năm 2024.
Tháng 3/2024, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Quảng Huế đoạn qua thôn Phú Nghĩa với tổng mức đầu tư 64,5 tỉ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh (Ban Nông nghiệp) làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án trong năm 2024.
Ngày 25/7/2024, Ban Nông nghiệp phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công xây dựng, giá gói thầu là 57.656.464.000 đồng. Đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty TNHH XDTH Minh Đạt-Công ty TNHH Khánh Huyền với giá trúng thầu 51.046.052.000 đồng; thời gian thực hiện hợp đồng 142 ngày.
Ngày 25/7/2024, Ban Nông nghiệp phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công xây dựng. Đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty TNHH XDTH Minh Đạt-Công ty TNHH Khánh Huyền; thời gian thực hiện hợp đồng 142 ngày.

L

Ghi nhận tại hiện trường, nhà thầu đang tổ chức cho máy đào taluy hai bên bờ sông để kè đá. Số lượng máy móc và công nhân giới hạn. Người dân ở khu vực thôn Phú Nghĩa rất lo lắng khi những ngày qua đã bắt đầu xuất hiện mưa to, nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn; không những vậy, dự báo năm nay thời tiết cực đoan mà nhà thầu triển khai thi công trong mùa mưa bão thì rất quan ngại về hiệu quả.
Ghi nhận tại hiện trường, nhà thầu đang tổ chức cho máy đào taluy 2 bên bờ sông để kè đá. Số lượng máy móc và công nhân giới hạn.
Người dân ở khu vực thôn Phú Nghĩa rất lo lắng khi những ngày qua đã bắt đầu xuất hiện mưa to, nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn; không những vậy, dự báo năm nay thời tiết cực đoan mà nhà thầu triển khai thi công trong mùa mưa bão thì rất quan ngại về hiệu quả.
Người dân ở khu vực thôn Phú Nghĩa rất lo lắng khi những ngày qua đã bắt đầu xuất hiện mưa to, nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn. Không những vậy, dự báo năm nay thời tiết cực đoan mà nhà thầu triển khai thi công trong mùa mưa bão thì rất quan ngại về hiệu quả.
Ông Nguyễn Thành Long – Phó chủ tịch UBND xã Đại An – cho biết: Hiện nay đã bắt đầu mùa mưa bão mà tiến độ thi công kè rất chậm. Nhà thầu đào bới bờ sông phía ruộng của người dân mà chưa thấy có biện pháp kè sớm để gia cố khiến nhân dân lo lắng lũ về sẽ tiếp tục sạt lở.
Ông Nguyễn Thành Long – Phó chủ tịch UBND xã Đại An – cho biết: Hiện nay đã bắt đầu mùa mưa bão, nhưng tiến độ thi công kè rất chậm. Nhà thầu đào bới bờ sông phía ruộng của người dân mà chưa thấy có biện pháp kè sớm để gia cố khiến nhân dân lo lắng lũ về sẽ tiếp tục sạt lở.

Không những vậy, từ cuối tháng 7 đến tháng 8/2024, nhà thầu đã cho đắp đê quai mềm ở phía sông Yên để ngăn nước chảy vào sông Quảng Huế nhằm hạ nước để thi công. Tuy nhiên, việc này đã làm thay đổi dòng chảy sông Yên, gây xói lở ở khu vực phía trên trạm bơm Ái Nghĩa với chiều sâu 2m, dài hơn 15m.
Thêm vào đó, từ cuối tháng 7 đến tháng 8/2024, nhà thầu đã cho đắp đê quai mềm ở phía sông Yên để ngăn nước chảy vào sông Quảng Huế nhằm hạ nước để thi công. Tuy nhiên, việc này đã làm thay đổi dòng chảy sông Yên, gây xói lở ở khu vực phía trên trạm bơm Ái Nghĩa với chiều sâu 2m, dài hơn 15m.

Sau khi bị người dân phản ánh, chính quyền xã Đại An đã báo cáo sự việc và đề nghị Ban Nông nghiệp có biện pháp khắc phục. Nhà thầu cũng đã dừng việc đắp đê quai.
Sau khi bị người dân phản ánh, chính quyền xã Đại An đã báo cáo sự việc và đề nghị Ban Nông nghiệp có biện pháp khắc phục. Nhà thầu cũng đã dừng việc đắp đê quai.

Ngoài tác động của thi công dự án kè khẩn cấp; một dự án khác tại khu vực cũng khiến người dân và chính quyền lo lắng là Dawaco đang thi công đắp đập tạm Quảng Huế. Đập tạm này được coi là nguồn cơn của việc sạt lở ở khu vực này khi biến dòng nước chảy bình thường thành dòng chảy xiết.
Ngoài tác động của thi công dự án kè khẩn cấp; một dự án khác tại khu vực cũng khiến người dân và chính quyền lo lắng là Dawaco đang thi công đắp đập tạm Quảng Huế. Đập tạm này được coi là nguồn cơn của việc sạt lở ở khu vực này khi biến dòng nước chảy bình thường thành dòng chảy xiết.

Ông Long cho biết: Việc Dawaco đắp đập tạm tại vị trí hiện tại không đúng trong hồ sơ phê duyệt báo cáo kỹ thuật. Người dân sợ thi công trong mùa mưa sẽ lại ngăn dòng và gây ra sạt lở tiếp.
Ông Long cho biết: Việc Dawaco đắp đập tạm tại vị trí hiện tại không đúng trong hồ sơ phê duyệt báo cáo kỹ thuật. Người dân sợ thi công trong mùa mưa sẽ lại ngăn dòng và gây ra sạt lở tiếp.

Trước những vụ việc trên, chính quyền xã Đại An cho biết đang chuẩn bị làm công văn để trình lên cấp huyện, tỉnh và  Ban Nông nghiệp nhằm có biện pháp khắc phục ở khu vực sạt lở mới. Đồng thời, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công kè bờ sông để hạn chế thiệt hại khi mùa mưa bão đã đến.
Trước những vụ việc trên, chính quyền xã Đại An cho biết đang chuẩn bị làm công văn để trình lên cấp huyện, tỉnh và Ban Nông nghiệp nhằm có biện pháp khắc phục ở khu vực sạt lở mới. Đồng thời, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công kè bờ sông để hạn chế thiệt hại khi mùa mưa bão đã đến.

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI