PNO - Sáng 4/2 (nhằm ngày 23 tháng Chạp) Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tái hiện lễ dựng nêu theo nghi lễ triều Nguyễn.
Lễ dựng nêu tại Hoàng cung Huế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục dựng và tổ chức hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp. |
Trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã xây dựng một kịch bản có tính nghi thức về dựng nêu trong chốn hoàng cung, nhằm tạo nên một sinh hoạt có tính điểm nhấn, đồng thời tạo ra không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên đán. |
Từ Thế Miếu, nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng. 10 lính vác nêu trong trang phục chỉnh tề. Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến Triệu Tổ Miếu, cửa chính của khu vực Thế Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu. |
Sau Triệu Miếu, Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại điện Long An, diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến mồng 6 Tết Nguyên đán. Du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này sẽ được chứng kiến một nét đẹp văn hóa của người Việt đang được duy trì và tiếp nối trong đời sống hôm nay. |
Do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp nên "quan viên, lính lệ" bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tham gia nghi lễ dựng nêu |
Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày tết người ta làm lễ “Thướng tiêu” tức dựng nêu để báo hiệu ngày tết đã tới. Chữ Tiêu trong Thướng tiêu có nghĩa là “ngọn cây” nơi cao nhất dễ nhìn thấy. |
Trước ngày tết, người ta làm lễ Thướng tiêu tức lễ “lên nêu” để đánh dấu cho biết ngày tết đã tới. Mục đích ban đầu để mừng ngày tết, rồi sau đó cúng những thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, dân chúng làm ăn thuận lợi. |
Theo điển lệ, khi thấy cây nêu lấp ló trên những bức tường thành của chốn hoàng cung xưa, các nhà dân mới bắt đầu tiến hành dựng nêu ăn Tết cúng thần cùng tổ tiên và vạch vôi trừ ma quỷ. Ngày giờ dựng nêu của dân chúng sau định lệ của triều đình. |
Hình ảnh cây nêu từ bao đời nay đã được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán đối với người dân Việt, gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc. |
Ngày xuân dựng nêu để mong muốn những điều tốt đẹp cho một năm mới đang tới. Hình ảnh cây nêu vươn mình đón nắng xuân biểu thị cho sức sống xuân đang trỗi dậy trong mỗi người dân Việt. Đó là những ý nghĩa tốt đẹp mà từ xa xưa, ông cha đã truyền lại cho thế hệ con cháu hôm nay. |
Chính vì vậy, tại nhiều làng quê của Thừa Thiên Huế trong những những ngày giáp tết, nhiều họ tộc đã tổ chức dựng nêu trước đình làng với sự chứng kiến của đông đảo con cháu trong làng. Nhiều địa chỉ văn hóa của Huế cũng đã phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống này bằng nghi thức dựng nêu được tổ chức trang trọng. |
Lễ dựng nêu là một truyền thống rất lâu đời của người Việt Nam, những ngày đầu xuân mới điển lễ này thật sự đã tạo nên không khí vui tươi vào dịp Tết Nguyên đán. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Theo đánh giá của Cục Điện ảnh, TPHCM có đầy đủ các yếu tố để trở thành trung tâm điện ảnh, thành phố điện ảnh.
Hội đồng đánh giá bộ sách “Gia Định - Sài Gòn - TPHCM dặm dài lịch sử” của tác giả Nguyễn Đình Tư là công trình đồ sộ.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Trung tâm Gugak Quốc gia Hàn Quốc tổ chức giao lưu biểu diễn âm nhạc cung đình Việt Nam, Hàn Quốc.
Tập thơ “Ru những muộn phiền” được nhà báo Cao Thanh Hương viết trong khoảng 2 năm trở lại. Trong tác phẩm, cô phơi bày và giải toả nhiều tâm tư.
Trong sách “Đời sống thường nhật ở Nam kỳ”, xuất hiện nhiều bức vẽ về chợ Bà Chiểu, chợ Bình Tây, khu cầu Ông Lãnh...
Các cơ sở kinh doanh thường đối phó bằng cách cho người theo dõi lịch trình và gắn các thiết bị để tắt hoạt động karaoke trái phép khi bị kiểm tra.
Sau 3 năm trùng tu, điện Thái Hòa chuẩn bị mở cửa đón du khách tham quan trở lại. Đây là công trình kiến trúc quan trọng của nhà Nguyễn.
Sân khấu Trịnh Kim Chi mang đến Liên hoan Sân khấu TPHCM lần I vở "Ngày ấy Cổng Trời" về những nữ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
Vài ngày qua, thông tin chỉ có 2/12 rạp hát tại TPHCM được sử dụng gây chú ý trong dư luận.
TP Hội An sẽ tổ chức nhiều sự kiện nhằm kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM