Quan văn nghệ nhận giải cao: Chuyện bình thường!

19/04/2016 - 11:12

PNO - Tình trạng lãnh đạo hội làm thành viên hội đồng giám khảo để lôi giải thưởng về cho mình khá phổ biến, vì quy chế, điều lệ giải không minh bạch...

Lùm xùm đang nổi lên ở Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Nghệ An, khi phần lớn các giải của Giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương lần thứ V (2010-2015) đều rơi vào tay lãnh đạo hội và các phân hội chuyên ngành.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Phước, Chủ tịch Hội VHNT, Chủ tịch Hội đồng chấm giải kiêm Chủ tịch chín Hội đồng sơ khảo củ a chín chuyên ngà nh, đạt giải A (duy nhất một giải A) tác phẩm thơ Nối đêm; ông Trịnh Quang Thuận, Trưởng ban Âm nhạc (Phó chủ tịch hội đồng), đạt giải A âm nhạc Xuôi dòng Lam Giang; ông Hồ Thiết Trinh, Ủy viên Mỹ thuật (ủy viên hội đồng) đạt giải A mỹ thuật với Công dân mới của Trường Sa; ông Nguyễn Thế Quang, Trưởng ban Văn (Phó chủ tịch hội đồng), đạt giải A văn xuôi Thông reo Ngàn Hống; cùng nhiều giải B, C, khuyến khích ở các thể loại đều rơi vào tay các thành viên hội đồng chấm giải.

Quan van nghe nhan giai cao: Chuyen binh thuong!
Quan van nghe nhan giai cao: Chuyen binh thuong!
Tình trạng lãnh đạo các Hội VHNT địa phương làm thành viên giám khảo rồi chấm giải cao cho mình xảy ra khá phổ biến

Đơn thư của hội viên phản ánh bà Phước Chủ tịch hội, làm Chủ tịch Hội đồng sơ khảo chín chuyên ngành, sức và năng lực chuyên môn đến đâu mà ngồi chấm hết tất cả tác phẩm để nhận… thù lao cao? Một số thành viên không đủ năng lực nhưng thẩm định tác phẩm và quan trọng hơn, hầu hết các vị chấm giải đều có tác phẩm dự thi và có giải cao. Dư luận tại Nghệ An cho rằng có bất thường ở giải thưởng lần này.

Nhìn vào đã thấy bất thường, bởi không ai vừa dự thi vừa ngồi chấm tác phẩm của mình; không thể có chuyện tất cả tác phẩm của các ông bà đứng đầu hội và các chuyên ngành có chất lượng cao hơn hội viên; không ai tài giỏi “thập bát ban võ nghệ” đi chấm hết những món mà mình không chuyên sâu.

Nhưng, chuyện này không lạ. Nhiều năm qua, ở các hội VHNT địa phương, cứ mỗi lần trao giải thưởng, là có chuyện. Đành rằng, chấm tác phẩm nghệ thuật rất khó định tính, suy nghĩ “văn mình vợ người” ở giới văn nghệ vốn cắm rễ, ăn sâu, nhưng không phải vì thế mà không chấm được. Nhưng, ở các hội văn nghệ địa phương, anh chị em văn nghệ sĩ có tính cả nể, sĩ diện, nên không kiện cáo, ngại thiên hạ nhìn vô giới sáng tác, chuyện giành chút tiền, chút danh sẽ xấu hổ, thậm chí nhục, nên họ im lặng. Đó là cơ hội cho các quan chức văn nghệ đị  phương "đục nước béo cò".

Tình trạng lãnh đạo hội làm thành viên hội đồng giám khảo để lôi giải thưởng về cho mình khá phổ biến, vì quy chế, điều lệ giải không minh bạch, chặt chẽ, thiếu ràng buộc là ai có tác phẩm dự thi thì không được tham gia hội đồng chấm giải. Không đặt ra được điều kiện đó, dứt khoát sinh chuyện. Ở đây đừng mong chi lòng tự trọng. Đã là cuộc thi thì phải có thể lệ, không có chuyện “tin tưởng đạo đức”. Chưa nói, đã và đang xả y ra những chuyện “đi đêm” với ban giám khảo để kiếm giải.

Có thể tránh được nạn trên, nếu mời hội viên trung ương về chấm, hoặc mời những người có chuyên môn cao, những người có tên tuổi, tham gia thẩm định, khách quan vô tư. Khi đó thiên hạ mới nể phục, các vị lãnh đạo hội cũng tránh được “lời ong tiếng ve”. Nhưng khổ thay, thói háo danh lẫn “máu tham hễ thấy hơi đồng là mê”, đã choán hết con người nghệ sĩ ở họ. Họ bao thầu hết, lập danh sách, kết nối “đường dây”, thay nhau chia mâm bát ở chiếc chiếu đình làng. Gọi là nghệ sĩ cho oai, chứ người sáng tác đích thực có đức lẫn tài, dứt khoát không bao giờ bị danh lợi làm mờ mắt.

Thêm nữa, hàng năm, các hội địa phương đều có nguồn hỗ trợ từ trung ương, thế là ì xèo tranh giành. Đã từng có chuyện xảy ra tại một tỉnh miền Trung, vợ chồng vị chủ tịch hội, ở phân ngành văn học, lượm hết tiền, sau khi đưa ra một mớ tác phẩm sẽ đăng, từ thơ đến tiểu thuyết, phê bình lý luận. Bị kiện cáo, Tỉnh ủy phải ra tay, ông chồng chủ tịch hội bị… di dời đi chỗ khác.

Người viết bài này nhiều lần được nghe anh em văn nghệ địa phương than phiền, nhờ lên tiếng ông A bà B lãnh đạo hội kiêm giám khảo quơ hết giải cao, chừa phần “xương” lại cho anh em. Hỏi, có đơn kiện không? Đáp, không, vì ngại. Hỏi, giờ mấy ông tính sao?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI