Quán nước đặc biệt của hai cô gái câm điếc ở con phố nhộn nhịp nhất Sài Gòn

11/05/2018 - 19:46

PNO - Giữa cái nhộn nhịp của phố Tây có một quán nước vỉa hè, nơi mà khi nói chuyện với nhau, mọi người chỉ dùng ngôn ngữ hình thể để hiểu

Đó là quán nước của chị Huyền Vân và chị Thủy Vân (tên thường gọi là Ngọc, cùng 29 tuổi) trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1. Cả hai chị đều bị câm điếc bẩm sinh.

Quan nuoc dac biet cua hai co gai cam diec o con pho nhon nhip nhat Sai Gon
Quán nước đặc biệt của hai cô gái trên vỉa hè Phạm Ngủ Lão nhộn nhịp

Quán nước vỉa hè của hai chị đã được mười mấy năm, do mẹ chị Ngọc mở ra, khi mất thì để lại cho con gái bán. Thoạt nhìn thì chỉ là một quán nước bình thường, nhưng khi dừng chân ghé lại, mọi người sẽ không khỏi ngạc nhiên.

Gọi là quán, nhưng thực ra phương tiện buốn bán rất đơn sơ, chỉ loe hoe vài thứ vật dụng chai nước, thùng đá và thêm một cái bàn, bán trứng vịt lộn được chị  Huyền Vân và chị Ngọc mở ra được vài năm nay.

Chị Ngọc (áo tím), do bệnh tật nên từ nhỏ cả hai chị điều không thể nghe và nói. Họ chỉ có thể giao tiếp với những người xung quanh bằng cử chỉ, chữ viết, ánh mắt và nụ cười thân thiện.

Quan nuoc dac biet cua hai co gai cam diec o con pho nhon nhip nhat Sai Gon
Chị Ngọc (áo tím) cùng chị Huyền Vân trong giấy phút nghỉ ngơi

Do không thể nói chuyện, nên trao đổi của chúng tôi với hai chị được thể hiện qua con chữ ghi trên cuốn sổ. Những tiếng “ê a”, những cử chỉ miêu tả từ hai chị, để có thể giúp chúng tôi hiểu nhau hơn.

Vì không nghe nói được nên cả hai không thể đến trường như bao người khác mà việc học phải ngưng khi vừa hết cấp một.

Chị Huyền Vân tâm sự: “Trước khi bán quán nước vỉa hè này thì chị cũng có thử đi tìm việc làm nhiều nơi, nhưng khi biết chị bị tật nguyền như vậy thì chẳng nơi nào nhận. Có nơi nhận thì làm được tháng đầu, bị người ta quỵt tiền, nên chị cũng không đi làm nữa”.

Quan nuoc dac biet cua hai co gai cam diec o con pho nhon nhip nhat Sai Gon
 

Bế tắc, chị Huyền Vân đành nghĩ ra cách bày ra mâm hột vịt lộn vỉa hè để kiếm tiền sống qua ngày. Lúc này biết chị Ngọc cũng đồng cảnh ngộ, nên hai người nhanh chóng kết thân và cùng “hợp tác” để bổ sung cho nhau thành một quán cóc vỉa hè.

Thời gian như chất keo, càng làm cho hai con người này trở thành một đôi bạn tâm giao trong cuộc mưu sinh đầy vất vả. Dẫu công việc không nặng nhọc nhưng cũng không phải dễ dàng, nhất là vào mùa mưa nhưng họ vẫn tâm niệm vượt qua bằng sức của mình

Khách hàng tới đây mua nước thường chỉ vào đồ dùng, ra hiệu số lượng bằng ngón tay. Còn không thì nói chậm lại, hai chị cũng có thể nhìn vào khẩu miệng và đoán được.

Quan nuoc dac biet cua hai co gai cam diec o con pho nhon nhip nhat Sai Gon
Do câm điếc bẩm sinh, công việc buôn bán của cả hai đều bằng những cử chỉ...
Quan nuoc dac biet cua hai co gai cam diec o con pho nhon nhip nhat Sai Gon
Hoặc được viết ra giấy

Anh Nguyễn Cao Trí (38 tuổi) chia sẻ mình là bạn của mẹ chị Ngọc từ lâu, bây giờ tối nào đi làm về đều tranh thủ ra phụ bán, làm “thông dịch viên” giúp hai cô gái hoặc ngồi chơi.

Cô Hương (Ngụ tại quận 1) cười nói: “Hồi mới mua cũng thấy ngạc nhiên lắm. Nhưng thấy cả haivui vẻ, chịu cực, chịu khó buôn bán, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân, chứ không muốn trở thành gánh nặng của bất cứ ai... Nên tôi cũng thấy thương”

Hai chị đang ở căn nhà nhỏ do ba chị Ngọc để lại, vỏn vẹn khoảng 9m2 nằm trong một con hẻm trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1. Cả hai đang ấp ủ ước mơ cháy bỏng là có được một mái nhà để làm chốn nương thân. Làm điểm tựa cho cuộc mưu sinh luôn nhuốm màu bấp bênh, vất vả.

Quan nuoc dac biet cua hai co gai cam diec o con pho nhon nhip nhat Sai Gon
"Ngôi nhà" rộng 9m2 là nơi ở của hai cô gái. Họ ước mơ sẽ kiếm tiền mua một ngôi nhà nhỏ để cùng sống nương tựa vào nhau

Chia tay cái quán cóc đặc biệt ở khu phố nhộn nhịp đông vui, bất giác chúng tôi chợt nhận ra ở hai cô gái bất hạnh ấy là một niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống, về nghị lực và cả lòng tự trọng của những con người không cam chịu, dù hoàn cảnh của họ đôi lúc thật khốn cùng....

Nguyễn Phương – Vạn Thọ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI