Quan niệm về vẻ đẹp ngày càng phi thực tế

31/07/2023 - 12:06

PNO - Hana Kim - một người Mỹ gốc Hàn - cho rằng các tiêu chuẩn sắc đẹp ở Hàn Quốc là thái quá và độc hại đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi.

Kim nói, khi cô còn nhỏ, gia đình đã đề nghị cô phẫu thuật thẩm mỹ vì nó sẽ khiến cô trông “xinh hơn”. Mẹ cô thậm chí còn cho cô tiền để phẫu thuật thẩm mỹ như một món quà khi cô tốt nghiệp đại học. “Mẹ tôi bị ám ảnh bởi cân nặng của mình và của cả tôi. Tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để cải thiện lòng tự trọng của mình sau nhiều năm phải nghe rằng tôi sẽ xinh đẹp hơn nếu giảm cân” - Kim tâm sự. Cả cô cùng bạn bè mình thậm chí còn nghĩ rằng Hàn Quốc có tiêu chuẩn về cái đẹp cao nhất thế giới.

Camilla - người mới từ Úc chuyển đến Hàn Quốc làm việc - đã kể về những khó khăn khi đến một quốc gia chú trọng hình ảnh hơn tất cả. “Ở quê nhà và theo chuẩn chung, tôi có cân nặng hợp lý. Nhưng ở Hàn Quốc, tôi bị xem là mập và da không trắng mịn. Nhiều đồng nghiệp cứ khuyên tôi nên thẩm mỹ và điều đó khiến tôi khó xử”.

n THU THANH (theo Korea Times, New York Times)  Hana Kim - một người Mỹ gốc Hàn - cho rằng các tiêu chuẩn sắc đẹp ở Hàn Quốc là thái quá và độc hại đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Kim nói, khi cô còn nhỏ, gia đình đã đề nghị cô phẫu thuật thẩm mỹ vì nó sẽ khiến cô trông “xinh hơn”. Mẹ cô thậm chí còn cho cô tiền để phẫu thuật thẩm mỹ như một món quà khi cô tốt nghiệp đại học. “Mẹ tôi bị ám ảnh bởi cân nặng của mình và của cả tôi. Tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để cải thiện lòng tự trọng của mình sau nhiều năm phải nghe rằng tôi sẽ xinh đẹp hơn nếu giảm cân” - Kim tâm sự. Cả cô cùng bạn bè mình thậm chí còn nghĩ rằng Hàn Quốc có tiêu chuẩn về cái đẹp cao nhất thế giới. Camilla - người mới từ Úc chuyển đến Hàn Quốc làm việc - đã kể về những khó khăn khi đến một quốc gia chú trọng hình ảnh hơn tất cả. “Ở quê nhà và theo chuẩn chung, tôi có cân nặng hợp lý. Nhưng ở Hàn Quốc, tôi bị xem là mập và da không trắng mịn. Nhiều đồng nghiệp cứ khuyên tôi nên thẩm mỹ và điều đó khiến tôi khó xử”. Jessica Harris - một cô gái đến Hàn Quốc từ Mỹ - không bao giờ nghĩ đến việc phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, cuộc sống ở Hàn Quốc đã thay đổi suy nghĩ của cô. “Mọi người luôn nói về botox, sửa mũi hay quy trình chăm sóc da tốt nhất. Thật khó mà không nghĩ về những điều đó khi mọi người xung quanh luôn nói về nó”. Harris cho biết, từ đó cô bắt đầu nghĩ việc nâng cấp ngoại hình không phải là một ý tưởng tồi, nhất là sau khi cô hẹn hò với bạn trai người Hàn Quốc. “Anh ấy nói, tôi sẽ trông đẹp hơn nếu giảm cân và sửa mũi”. Harris cuối cùng cũng thực hiện ca phẫu thuật nâng mũi trị giá 500 triệu won tại một phòng thẩm mỹ nổi tiếng ở Gangnam. Harris không hối tiếc. Trên thực tế, cô nói đó là một trong những quyết định tốt nhất cuộc đời mình. “Tôi tự tin hơn rất nhiều. Mọi người nói bây giờ tôi trông mềm mại và nữ tính hơn”. Dù Kim tuyên bố từ nay sẽ không thực hiện cuộc phẫu thuật nào nữa, cô vẫn thường đến các phòng khám da liễu để chăm sóc da, làm trắng và sáng da. Khi được hỏi liệu cô có cảm thấy tiêu chuẩn sắc đẹp của Hàn Quốc là phi thực tế, Harris nói hiện nay nhiều nước cũng theo đuổi vẻ đẹp không còn thực tế nữa. “Hollywood cũng có những tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế nghiêm trọng. Ngày nay, mọi người đều dùng photoshop và nhiều người chọn phẫu thuật thẩm mỹ để đẹp hơn”. Theo một khảo sát ở Mỹ năm 2022, sự ghét bỏ ngoại hình và phân biệt đối xử mà các tiêu chuẩn sắc đẹp độc hại gây ra đã tạo nên một cuộc khủng hoảng sức khỏe trầm trọng. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời nay, các tiêu chuẩn về cái đẹp được thiết lập bởi những gì hiển thị trên mạng xã hội như TikTok và Instagram. Tờ Huffington Post đã tiến hành một nghiên cứu về những người từ 18-34 tuổi, trong đó một nửa số người tham gia cho biết mạng xã hội đã khiến họ cảm thấy mình “xấu xí hoặc kém hấp dẫn”. Annabelle Lee - sinh năm 2000, cũng là một người Mỹ gốc Hàn - cho biết: “Ở cả Hàn Quốc và Mỹ, mọi người đều khá phi thực tế khi nói về chuẩn đẹp. Tuy nhiên, tôi nghĩ tiêu chuẩn sắc đẹp của Hàn Quốc có ảnh hưởng tiêu cực đến tôi nhiều hơn. Khi tôi về thăm gia đình ở Hàn Quốc, điều đầu tiên họ nhận xét là cân nặng của tôi. Họ luôn nói tôi tăng cân quá nhiều, má mũm mĩm, mặt quá tròn… Tôi phải tìm đến một nhà trị liệu và học lại cách chấp nhận con người của mình, bởi tôi không thể so sánh bản thân với những ngôi sao hoàn hảo khác” - Lee nói. Theo Lee, ở Mỹ, phong trào #BodyPositivity (sự tích cực của cơ thể) đã bắt đầu có tác động tích cực và mọi người đang học cách tôn vinh vẻ đẹp của chính mình. Cô hy vọng phong trào này ở Hàn Quốc có thể giúp mọi người bớt ám ảnh về ngoại hình. Riêng Michael Hurt - giáo sư tại Đại học Hankuk ở Seoul - hy vọng rằng sẽ không có người phụ nữ nào bị kỳ thị vì ngoại hình hoặc thậm chí bị đuổi việc vì không trang điểm. n
 

Jessica Harris - một cô gái đến Hàn Quốc từ Mỹ - không bao giờ nghĩ đến việc phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, cuộc sống ở Hàn Quốc đã thay đổi suy nghĩ của cô. “Mọi người luôn nói về botox, sửa mũi hay quy trình chăm sóc da tốt nhất. Thật khó mà không nghĩ về những điều đó khi mọi người xung quanh luôn nói về nó”. Harris cho biết, từ đó cô bắt đầu nghĩ việc nâng cấp ngoại hình không phải là một ý tưởng tồi, nhất là sau khi cô hẹn hò với bạn trai người Hàn Quốc. “Anh ấy nói, tôi sẽ trông đẹp hơn nếu giảm cân và sửa mũi”. Harris cuối cùng cũng thực hiện ca phẫu thuật nâng mũi trị giá 500 triệu won tại một phòng thẩm mỹ nổi tiếng ở Gangnam.

Harris không hối tiếc. Trên thực tế, cô nói đó là một trong những quyết định tốt nhất cuộc đời mình. “Tôi tự tin hơn rất nhiều. Mọi người nói bây giờ tôi trông mềm mại và nữ tính hơn”. Dù Kim tuyên bố từ nay sẽ không thực hiện cuộc phẫu thuật nào nữa, cô vẫn thường đến các phòng khám da liễu để chăm sóc da, làm trắng và sáng da.

Khi được hỏi liệu cô có cảm thấy tiêu chuẩn sắc đẹp của Hàn Quốc là phi thực tế, Harris nói hiện nay nhiều nước cũng theo đuổi vẻ đẹp không còn thực tế nữa. “Hollywood cũng có những tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế nghiêm trọng. Ngày nay, mọi người đều dùng photoshop và nhiều người chọn phẫu thuật thẩm mỹ để đẹp hơn”. Theo một khảo sát ở Mỹ năm 2022, sự ghét bỏ ngoại hình và phân biệt đối xử mà các tiêu chuẩn sắc đẹp độc hại gây ra đã tạo nên một cuộc khủng hoảng sức khỏe trầm trọng. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời nay, các tiêu chuẩn về cái đẹp được thiết lập bởi những gì hiển thị trên mạng xã hội như TikTok và Instagram. Tờ Huffington Post đã tiến hành một nghiên cứu về những người từ 18-34 tuổi, trong đó một nửa số người tham gia cho biết mạng xã hội đã khiến họ cảm thấy mình “xấu xí hoặc kém hấp dẫn”.

Annabelle Lee - sinh năm 2000, cũng là một người Mỹ gốc Hàn - cho biết: “Ở cả Hàn Quốc và Mỹ, mọi người đều khá phi thực tế khi nói về chuẩn đẹp. Tuy nhiên, tôi nghĩ tiêu chuẩn sắc đẹp của Hàn Quốc có ảnh hưởng tiêu cực đến tôi nhiều hơn. Khi tôi về thăm gia đình ở Hàn Quốc, điều đầu tiên họ nhận xét là cân nặng của tôi. Họ luôn nói tôi tăng cân quá nhiều, má mũm mĩm, mặt quá tròn… Tôi phải tìm đến một nhà trị liệu và học lại cách chấp nhận con người của mình, bởi tôi không thể so sánh bản thân với những ngôi sao hoàn hảo khác” - Lee nói.

Theo Lee, ở Mỹ, phong trào #BodyPositivity (sự tích cực của cơ thể) đã bắt đầu có tác động tích cực và mọi người đang học cách tôn vinh vẻ đẹp của chính mình. Cô hy vọng phong trào này ở Hàn Quốc có thể giúp mọi người bớt ám ảnh về ngoại hình. Riêng Michael Hurt - giáo sư tại Đại học Hankuk ở Seoul - hy vọng rằng sẽ không có người phụ nữ nào bị kỳ thị vì ngoại hình hoặc thậm chí bị đuổi việc vì không trang điểm. 

Thu Thanh (theo Korea Times, New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI