Quân đội Syria tấn công Aleppo, Mỹ buộc phải lên tiếng

17/04/2016 - 11:46

PNO - Mỹ yêu cầu Nga giúp ngăn cuộc tấn công của quân đội Assad vào thành phố Aleppo do phe đối lập Syria kiểm soát

Quan doi Syria tan cong Aleppo, My buoc phai len tieng
Mỹ gián tiếp thừa nhận vai trò của Tổng thống Assad

Syria hâm nóng nồi hơi Aleppo

Quân đội Syria được sự yểm trợ của máy bay chiến đấu Nga hôm 14-4 đã mở cuộc tấn công dồn dập vào mạn Bắc TP Aleppo - nơi quân nổi dậy đang kiểm soát phần lớn.

Truyền hình nhà nước Syria cho biết liên minh Syria – Nga đã chiếm được phần phía Bắc của Trại Handarat, về phía Bắc Aleppo, sau các trận chiến khốc liệt với quân nổi dậy.

Handarat là cứ điểm quan trọng của phiến quân tại Aleppo do nằm trên đỉnh đồi, thuộc trục đường chính dẫn đến các quận do phe đối lập kiểm soát trong thành phố.

Chiến sự nổ ra từ đêm 13-4 (giờ địa phương). Người đứng đầu bộ phận chính trị của nhóm phiến quân Levant Front, ông Abdullah Othman, mô tả máy bay chiến đấu Nga thả bom rất dữ dội.

“Khu vực này cực kỳ quan trọng. Nếu chế độ Assad chiếm ưu thế, họ sẽ siết chặt vòng vây ở TP Aleppo” – ông Othman nói với Reuters.

Việc bao vây, tấn công liên tiếp cứ điểm Aleppo đã được quân đội Syria tiến hành từ hồi tháng 2. Đồng thời Damascus cũng nhiều lần dọa tống tấn công cứ điểm này nhưng trên thực tế Syria không tổng tấn công mà siết chặt vây hãm, dồn khủng bố tại đây chỉ có 1 đường tháo chạy lên phía bắc Syria giáp Thổ.

Ngày 11/4, Tổng cục trưởng Tổng cục tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, Trung tướng Sergei Rudskoi nói rằng quân đội Syria hiện chưa có kế hoạch tấn công thành phố Aleppo. Tuy nhiên, Trung tướng Rudskoi cho biết các lực lượng chính phủ Syria và không quân Nga tiếp tục ngăn chặn các hoạt động của tổ chức khủng bố Mặt trận al-Nusra tại Aleppo.

Điều này đã khiến không chỉ dòng người tị nạn mà chính khủng bố cũng phải chạy sang phía Ankara. Dòng tị nạn này đã gây sức ép lớn cho Thổ Nhĩ Kì và EU.

Giáo hoàng Francis lên tiếng

Giáo hoàng Francis đã phải lên tiếng về dòng tị nạn này. Trong chuyến thăm một trại tị nạn trên đảo Lesbos của Hy Lạp, Giáo hoàng Francis đã đưa 12 người di cư Syria về Vatican. Vatican cho biết trong một tuyên bố gần đây, Giáo hoàng Francis muốn làm một hành động thể hiện sự chào đón những người tị nạn.

Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ và EU đã đạt được thỏa thuận hạn chế dòng người di cư, nguyên nhân khiến châu Âu rơi vào khủng hoảng tị nạn lớn nhất kể từ sau Thế Chiến II. Thổ Nhĩ Kỳ nhận khoản tiền hỗ trợ người tị nạn tăng gấp đôi lên 6,8 tỷ USD và miễn thị thực đi lại cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đến khu vực Schengen ở châu Âu từ tháng 6, đổi lại Ankara sẽ trở thành bức tường chặn dòng người từ Syria cùng nhiều nơi khác đổ về châu Âu.

Theo thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ, người di cư bất hợp pháp đến các hòn đảo của Hy Lạp từ Thổ Nhĩ Kỳ sau ngày 20/3 sẽ bị trục xuất trừ khi họ xin tị nạn thành công. Khoảng 3.000 người đang sống trong các trại tị nạn trên đảo Lesbos, một số người đã xếp hàng trên đường phố với các biểu ngữ cầu xin sự giúp đỡ của Giáo hoàng.

Hàng ngàn người di cư đang bị mắc kẹt trên đảo Lesbos sau khi thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng giảm bớt dòng chảy của người di cư vào châu Âu. Tất cả người đi cùng với Giáo hoàng đã sống trên đảo Lesbos trước khi thỏa thuận này được thực hiện, Vatican cho biết.

Trong bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng thừa nhận "sự hy sinh lớn lao" mà những người trong trại đã thực hiện và nói rằng ông muốn "gây sự chú ý của thế giới với cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng này".

Giáo hoàng Francis nói với người di cư sống trong trại Moria - một số người trong số họ sắp được gửi trở lại – rằng "Các bạn không phải một mình. Đừng đánh mất niềm hy vọng. Món quà lớn nhất chúng ta có thể dành cho nhau là tình yêu".

Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng tiêu cực

Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang có khoảng 2,7 triệu người Syria tị nạn, nhưng thỏa thuận đã quy định, cho phép một người Syria nhập cư sang châu Âu tương ứng với mỗi người Ankara phải đón nhận trở lại.

Trước sức ép của không chỉ từ người tị nạn Syria mà còn dòng người di cư từ châu Âu đổ về, khi thỏa thuận giữa Ankara và châu Âu chính thức có hiệu lực vào ngày 4/4 vừa qua, Thổ đã trở nên túng quẫn khi chọn cách giải quyết khủng hoảng di cư bằng biện pháp vô nhân đạo nhất đó là xả súng xua đuổi người tị nạn Syria.

Lực lượng biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ bị tố bắn đạn thật để xua đuổi người tị nạn Syria bỏ chạy khỏi các cuộc giao tranh leo thang giữa IS với các nhóm đối lập.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI