Quán cháo trắng gần 20 năm vẫn bán giá 1.000 đồng

19/05/2022 - 17:15

PNO - Quán cháo trắng "bao no" ở Sài Gòn có giá 1.000 đồng/tô. Gần 20 năm nay, chủ quán vẫn quyết giữ nguyên giá bán.

Gần 20 năm, quán cháo trắng này vẫn giữ nguyên giá 1.000 đồng
Quán cháo trắng Về đây em của ông Thái Công Minh (66 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Kim Phượng nằm trên đường Phan Văn Khỏe, quận 6, TPHCM đã tồn tại suốt gần 20 năm qua với giá một nghìn đồng mỗi tô.
Quán cháo trắng Về đây em của ông Thái Công Minh (66 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Kim Phượng nằm trên đường Phan Văn Khỏe, quận 6, TPHCM. Quán cháo đã tồn tại suốt gần 20 năm qua và có giá 1.000 đồng/tô.
Quán mở bán từ 3 giờ chiều tới 9 giờ tối mỗi ngày. Tuy nhiên, để có một nồi cháo phục vụ khách, vợ chồng ông Minh phải mất thời gian hơn 10 tiếng ngâm nguyên liệu và 2 tiếng nấu thành phẩm.
Quán mở bán từ 3g chiều đến 9g tối mỗi ngày. Để có một nồi cháo phục vụ khách, vợ chồng ông Minh phải mất hơn 10 tiếng ngâm nguyên liệu và 2 tiếng nấu thành phẩm.
Mỗi ngày vợ chồng tôi chỉ nấu khoảng 3 đến 5kg gạo, cháo được nấu tự nhiên không cho thêm các phụ gia vào. Trước đây chỉ bán có 500 đồng. Năm 2012, giá tăng lên một nghìn đồng và giữ đến tận bây giờ, ông Minh cho biết.
"Mỗi ngày vợ chồng tôi chỉ nấu khoảng 3 đến 5kg gạo, cháo được nấu tự nhiên không cho thêm phụ gia. Trước đây tôi bán 500 đồng một tô. Năm 2012 tôi tăng lên 1.000 đồng và giữ đến tận bây giờ", ông Minh cho biết.
Mỗi tô cháo chỉ có giá 1.000 đồng, vì giá 'rẻ bèo nên có khách thường gọi thêm tô thứ hai ăn cho đỡ thèm.Khách đến ăn hầu hết là khách quen đã gắn bó với quán cháo nhiều năm nay.
Mỗi tô cháo chỉ có giá 1.000 đồng, vì giá "rẻ bèo" nên có khách thường gọi thêm tô thứ hai ăn cho đỡ thèm. Khách đến ăn hầu hết là khách quen đã gắn bó với quán cháo nhiều năm nay.
Thực khách đến ăn đa dạng về tuổi tác, hầu hết là khách quen đã gắn bó với quán cháo nhiều năm nay. Em ở gần nhà chú Minh, hồi bé thường được ba mẹ mua cháo của cô chú năm về ăn nên ghiền luôn, nay mỗi tuần phải ăn mấy ngày, Tài, 17 tuổi cho hay.
"Em ở gần nhà chú Minh, hồi em còn bé, ba mẹ thường mua cháo của cô chú về ăn nên ghiền luôn, nay mỗi tuần phải mấy ngày em đến đây ăn", Tài, 17 tuổi cho hay.
Khách khi đến ăn cháo thường gọi thêm các món kho quẹt, cá kho... để ăn kèm nên bà Phượng (vợ ông Minh) thường nấu thêm để bán.
Khách đến ăn cháo thường gọi thêm các món kho quẹt, cá kho... để ăn kèm nên bà Phượng (vợ ông Minh) thường nấu thêm để bán.
Mỗi buổi chiều, bà Nguyễn Thị Út thường dẫn cháu ngoại ra quán vợ chồng ông Minh để ăn cháo.Chiều nào nó cũng kêu, ngoại ơi dẫn cháu ra ăn cháo nhà ông năm, món khoái khẩu là cháo với kho quẹt và hột vịt lộn, bà Út nói.
Mỗi buổi chiều, bà Nguyễn Thị Út thường dẫn cháu ngoại ra quán vợ chồng ông Minh để ăn cháo. Bà Út cho biết, món khoái khẩu của cháu bà là cháo với kho quẹt và hột vịt lộn.
Mỗi ngày ông Minh chỉ nấu một nồi cháo, nồi cháo nóng hổi, hết vèo trong vài tiếng mở bán vì lượng khách lúc nào cũng nhộn nhịp. Có người ngồi ăn tại quán, người lại mua cháo kèm đồ ăn mang về nhà.
Mỗi ngày ông Minh chỉ nấu một nồi cháo, sau khi bán vài giờ đồng hồ, nồi cháo hết vèo. Có người ngồi ăn tại quán, có người mua cháo kèm đồ ăn mang về nhà.
Thay vì mình bỏ công ra nấu vừa mất thời gian mà có khi lại không ngon, thế nên chiều nào tôi cũng ra mua một bịch lớn để mang về cho cả gia đình cùng ăn, bà Hứa Thị Thu Vân (ngụ quận 6) chia sẻ.
"Mình nấu vừa mất thời gian mà có khi lại không ngon, thế nên chiều nào tôi cũng ra mua một bịch lớn để mang về cho cả gia đình cùng ăn", bà Hứa Thị Thu Vân (ngụ quận 6), một thực khách mua cháo tại quán của ông Minh cho biết.
Những món ăn kèm cũng có giá phải chăng so với thị trường. 'Các món ăn kèm như hột vịt lộn, kho quẹt, dưa mắm có giá dao động 2.000-10.000 đồng để ai cũng có thể ăn được, nhất là những người lao động, sinh viên, bà Phương nói.
Những món ăn kèm cũng có giá phải chăng. Hột vịt lộn, kho quẹt, dưa mắm có giá dao động 2.000-10.000 đồng. "Như vậy ai cũng có thể ăn được, nhất là những người lao động, sinh viên", bà Phương nói. 
Tên quán về đây em như một lời mời gọi, vợ gọi chồng, anh gọi em, chú thấy nó tình cảm và ý nghĩa nên quyết định đặt từ lúc mở quán tới giờ, ông Minh nói về lý do đặt tên quán.
"Tên quán Về đây em như một lời mời gọi, vợ gọi chồng, anh gọi em, chú thấy nó tình cảm và ý nghĩa nên quyết định đặt từ lúc mở quán tới giờ", ông Minh chia sẻ.
Ngày trước kinh tế khó khăn, mình bán để nuôi con cái. Bây giờ chúng đều lớn và có công việc hết rồi nên vợ chồng chú bán không chỉ để mưu sinh mà còn là kỷ niệm, khách quen họ thường xuyên ghé tới quán ăn không chỉ vì tô cháo rẻ, mà còn vì hương vị của những năm tháng ngày xưa. Cũng vì thế mà chỉ đến khi vợ chồng chú không còn đủ sức khoẻ nữa mới ngừng bán, bà Phượng tâm sự.
"Ngày trước kinh tế khó khăn, mình bán để nuôi con cái. Bây giờ chúng đều lớn và có công việc hết rồi nên cô chú bán không chỉ để mưu sinh mà còn là kỷ niệm, khách quen họ thường xuyên ghé tới quán ăn không chỉ vì tô cháo rẻ, mà còn vì hương vị của những năm tháng ngày xưa. Vậy nên, chỉ đến khi không còn đủ sức khỏe nữa, cô chú mới ngừng bán", bà Phượng tâm sự.

Minh An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI