Quận 5: Phổ biến luật trong cán bộ chi tổ Hội

07/08/2018 - 11:00

PNO - Thông qua buổi tuyên truyền, cán bộ, hội viên hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật để làm tốt vai trò “nhịp cầu thông tin” đến với đông đảo phụ nữ, người dân tại địa phương.

Hội LHPN vừa phối hợp cùng Ủy ban MTTQ và Tư pháp P.7, Q.5 tổ chức buổi tuyên truyền Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Hơn 60 cán bộ, hội viên, thành viên của các đoàn thể từ các khu phố đã về tham dự.

Quan 5: Pho bien luat trong can bo chi to Hoi
Ông Nguyễn Hữu Hà báo cáo tại buổi tuyên truyền.

Theo ông Nguyễn Hữu Hà - Báo cáo viên pháp luật Q.5 - Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (có hiệu lực từ 1/7/2018) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng về Nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Luật có rất nhiều điểm mới và tiến bộ trên nhiều mặt. Về đối tượng yêu cầu bồi thường đã rất cụ thể và mở rộng gồm: Người bị thiệt hại, người thừa kế của người bị thiệt hại; tổ chức bị thiệt hại, tổ chức kế thừa quyền; nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện đương nhiên; người được ủy quyền. Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 3 năm. Trong đó quyền yêu cầu khôi phục danh dự thì không có thời hạn, mà bất cứ lúc nào họ yêu cầu đều phải tiến hành.

Quan 5: Pho bien luat trong can bo chi to Hoi
Cán bộ Hội và thành viên các đoàn thể tham gia chương trình.
Quan 5: Pho bien luat trong can bo chi to Hoi
 

Tương tự, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, bao gồm 9 chương, 8 mục và 68 điều. Luật có nhiều điểm mới, tiến bộ, thể hiện tính công khai, dân chủ, minh bạch, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Các quy định của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo cũng đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Di sản văn hóa..., tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cải cách hành chính đối với lĩnh vực này. Đồng thời củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo điều kiện để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được phát huy.

Việc tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước giúp cán bộ, hội viên và thành viên các đoàn thể hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật, để làm tốt vai trò “nhịp cầu thông tin” đến với đông đảo phụ nữ cũng như người dân tại địa phương.

Tin: Hạnh Chi - Ảnh: Yến Khương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI