Quả bom ly hôn ở châu Á: Các giá trị hôn nhân lung lay

13/10/2014 - 16:19

PNO - PN - Cách đây không lâu, một khi người phụ nữ Á Đông đã bước lên xe hoa về nhà chồng thì dù hôn nhân có hạnh phúc hay không, họ cũng cam phận một đời. Nhưng, vài thập kỷ gần đây, người ta nhận thấy hơn 70% số đơn ly hôn lại...

edf40wrjww2tblPage:Content

Theo tổng hợp của giáo sư Stella Quah, một nhà xã hội học của Đại học quốc gia Singapore, hiện số vụ ly hôn ở quốc gia này đã tăng gấp ba lần so với năm 1990, ở Thái Lan là gấp đôi. Trong khoảng 20 năm, nhịp độ ly hôn ở Trung Quốc cũng tăng gấp đôi, ở Đài Loan tăng gấp ba. Tỷ lệ này ở Hàn Quốc cũng vượt cả một số nước châu Âu như Đan Mạch, Hungary.

Qua bom ly hon o chau A: Cac gia tri hon nhan lung lay

Tương lai sẽ không xấu hơn quá khứ

Ở nhiều thành phố châu Á hiện nay, các văn phòng tư vấn hôn nhân luôn tấp nập vì lượng khách hàng quan tâm đến ly hôn. Trên một đường phố yên tĩnh ở ngoại vi Tokyo, những người vợ bất hạnh có thể ghi tên tham gia một lớp học ly hôn hai ngày để học 50 thủ thuật tránh bị bạo hành khi ly hôn. Nguyên do, những người đàn ông tự coi mình là ông chủ, vợ như người hầu, chẳng thú vị gì chuyện ly hôn, họ cũng không thiếu những cách làm cho tòa án gặp khó khăn trong việc xét xử, đôi khi làm cho người vợ phải trải qua nhiều đau đớn cả tinh thần lẫn thể xác. Còn ở Đài Loan, bạn có thể đọc hồi ký của Rachel Wang, một nữ văn sĩ được nhiều người yêu mến khi cô kể lại một cách chân thực sự đổ vỡ hôn nhân của chính mình, bắt đầu từ khi phát hiện chồng ngoại tình: “Có lẽ số phận đã đùa cợt tôi, một người đổ ra bao nhiêu tâm huyết cho hôn nhân mà không giữ nổi cuộc hôn nhân của chính mình”. Rachel Wang còn tỏ ra ân hận vì đã ly hôn quá muộn: “Lẽ ra, tôi có thể hạnh phúc hơn nếu ly hôn sớm mười năm. Tất nhiên ly hôn là đau đớn, đáng sợ nhưng không phải chỉ có thế, nó cũng là giải thoát. Tôi không do dự vứt bỏ quá khứ để làm một người độc thân thanh thản hơn là làm người vợ khốn khổ, luôn bị lừa dối”.

Deepa, một phụ nữ Ấn Độ ly hôn năm 1997. Bốn năm sau, cô tái hôn nhưng người chồng thứ hai lại nghiện rượu. Giờ Deepa đã 40 tuổi, về sống với cha mẹ ở ngoại ô Bombay cùng cô con gái 11 tuổi nhưng vẫn chưa quên cơn ác mộng về lần tái hôn đó. Chồng Deepa thậm chí lấy cả tiền học phí của con ném vào quán rượu, tiền lương thì không bao giờ đem về nhà. Deepa nói: “Sau hơn ba năm lấy chồng lần thứ hai, cuộc sống của tôi tàn lụi dần và tôi nhận ra mong muốn cải tạo một người đàn ông hư hỏng là chuyện hoang đường”.

Với Still (Ấn Độ), rời bỏ chồng có khi cũng là giải phóng cho một người đàn ông bất hạnh. Nhiều lúc cô kinh ngạc nhận ra ngay cả những cơn say triền miên của chồng cũng có nguyên nhân từ mình. Still thương con vì đã không đem lại được cho con một gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Bây giờ, mình cô phải cáng đáng toàn bộ việc nuôi dạy con. “Nhưng từ nay, tôi không phải sống phụ thuộc vào ai. Đôi khi trông thấy người ta có đôi tôi cũng chạnh lòng. Nhưng nói chung, trong những gia đình Ấn Độ, bao giờ phụ nữ cũng thấp kém hơn chồng, phải nghe theo lời chồng dù anh ta sai. Vì thế, tôi không hề hối tiếc. Hôn nhân với tôi chỉ là một chuỗi ngày sầu não. Chắc chắn rằng bất cứ điều gì tôi có thể phải trải qua trong tương lai cũng không thể xấu hơn những gì tôi đã phải nếm trải trong quá khứ”, Still chia sẻ.

Luật hôn nhân cũng phải thay đổi

Nhiều Trung tâm hỗ trợ gia đình của Hàn Quốc ra đời từ mấy năm nay để giúp các gia đình tư vấn pháp lý miễn phí cho chị em đòi quyền bình đẳng, khuyên giải và an ủi những người vợ đang phải vượt qua những day dứt trong quá trình ly hôn. Nhưng, trong khi chỗ này tưng bừng kết hôn, chỗ kia lại đau đớn ly hôn.

Theo nhà xã hội học Kwak Hee: “Hàn Quốc đã đột ngột trải qua những thay đổi trong tất cả các lĩnh vực xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa. Chỉ trong một thế hệ, làn gió mới đã làm thay đổi tất cả, tất nhiên nó cũng tràn qua ngưỡng cửa các gia đình. Cũng như nhiều nước châu Á khác, khi nền kinh tế chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, phần lớn phụ nữ từ đồng ruộng đi vào nhà máy và có thu nhập ổn định thì họ không vội vã kết hôn khi đến tuổi lấy chồng và càng không chấp nhận hôn nhân bất hạnh”. Cùng với sự rời bỏ mái nhà đơn sơ ở làng quê, bước vào thang máy lên những chung cư cao tầng hiện đại nhanh như một giấc mơ, đã khiến phụ nữ không còn cam chịu cuộc sống lứa đôi không hạnh phúc khi pháp luật cho phép ly hôn và xã hội cũng cởi bỏ những thành kiến lâu đời với người phụ nữ bỏ chồng.

Qua bom ly hon o chau A: Cac gia tri hon nhan lung lay

Ngày càng nhiều tác phẩm điện ảnh về đề tài xung đột vợ chồng đến với công chúng. Chuyện hôn nhân bất hạnh, ngoại tình, ly hôn được khai thác từ nhiều góc độ. Người xem có thể phát biểu suy nghĩ cá nhân qua các đường dây trực tuyến về cảnh vợ chồng trong phim như thế thì có nên kéo dài nữa hay không. Nhà làm phim Park Hwan Wook cho rằng, những bộ phim như thế được đông đảo người xem ưa thích, nhất là từ sau khủng hoảng kinh tế năm 1997, khi nhiều người đàn ông mất việc, vợ họ có cơ hội bước ra khỏi ngưỡng cửa gia đình, tiếp cận cuộc sống tự do. Đó là mảnh đất để người ta nhận biết thế nào là hạnh phúc vợ chồng và chuyện ly hôn giờ đã trở thành bình thường ở Hàn Quốc.

Kwak nói, Luật Hôn nhân Hàn Quốc đã xóa bỏ chế độ chỉ có đàn ông làm chủ gia đình. Trước đây, khi một người đàn ông kết hôn, vợ và các con sẽ nối tiếp nhau đăng ký vào cuốn sổ hộ tịch mà anh ta là chủ hộ. Khi quan hệ với chính quyền, khi cần vay ngân hàng, hoặc trẻ con đến trường đều phải dựa vào cuốn sổ đó và không thể thiếu chữ ký của người đàn ông chủ hộ. Nếu ly hôn, người vợ sẽ bị xóa tên khỏi sổ hộ tịch, nhưng con cái thì không bao giờ, trừ phi người đàn ông từ bỏ quyền làm cha. Nhưng, theo luật hiện hành, khi ly hôn, người vợ sẽ được cấp sổ hộ tịch mới cho riêng mình và đăng ký tên con vào đó.

Lee Seung Soon mới thuê được căn hộ hai phòng ở ngoại ô Seoul để sống với hai con và người chồng thứ hai, con chị gọi người này là bố. Song, đối với xã hội, lũ trẻ vẫn là con của người cha vắng mặt, vì chúng vẫn bắt buộc phải mang họ của ông ta. Lee kể, có lần, cô giáo của con trai chị nói: “Con chị thậm chí không biết họ của nó là gì. Nó định dùng họ của cha dượng nhưng như thế là không hợp pháp”. Tình trạng đó chỉ có thể sửa đổi nếu người chồng đã ly hôn của chị xác nhận, nhưng sau khi chia tay, chị không còn biết anh ta giờ đang sống ở đâu. May mắn cho Lee và nhiều phụ nữ cùng cảnh ngộ, trong cuộc trưng cầu dân ý gần đây, chỉ có dưới 40% số phiếu thăm dò ở Hàn Quốc ủng hộ quan điểm phải giữ họ đứa trẻ theo huyết thống. Một số nghị sĩ đã đưa điều này ra thảo luận ở nghị viện theo nguyện vọng của hầu hết phụ nữ đã ly hôn. Cuộc đấu tranh kéo dài gần 30 năm, giờ mới đến hồi kết thúc.

 Trịnh Trung Hòa

Bài 2: Hồi chuông cảnh báo cho đàn ông

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI