Việc làm chủ chiến sự ở thành phố Aleppo giúp lực lượng Quân đội Syria đang chiếm ưu thế đáng kể trong giải quyết xung đột Syria. Tuy nhiên, lợi thế này có thể bị ảnh hưởng bởi các nước phương Tây gồm Đức, Canad, Italia Anh và Mỹ tuyên bố đang xem xét khả năng áp dụng cấm vận chống các đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Lãnh đạo Đức, Canad, Italia Anh và Mỹ ngày 7/12 vừa qua đã tuyên bố rằng họ đang xem xét khả năng sẽ áp đặt các lệnh cấm vận bổ sung chống các đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad vì hành động của Chính phủ Syria tại thành phố Aleppo.
Nội dung này được đưa ra trong tuyên bố ngày 7/12 được đăng tải trên trang web của Chính phủ Anh, Pháp và các nguồn thông tin chính thức khác.
“Chúng tôi sẵn sàng xem xét áp đặt các lệnh cấm vận bổ sung đối với các cá nhân và tổ chức đang hoạt động vì lợi ích của cá nhân hoặc chế độ Syria”- tuyên bố nêu rõ.
Ngoài ra, lãnh đạo của 6 quốc gia phương Tây trên cũng lên tiếng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thu thập các bằng chứng về vi phạm ở Syria, đồng thời kêu gọi Chính phủ Syria đồng ý ngừng bắn ở Aleppo, kêu gọi Nga và Iran “sử dụng ảnh hưởng của mình” để ban hành lệnh ngừng bắn ở thành phố này.
|
Phương tây "giáng đòn" đồng minh, hòng "chặt" cánh tay phải của Nga ở Syria |
Trong tuyên bố trên, lãnh đạo các nước phương Tây cũng nhấn mạnh đến thảm họa nhân đạo ở Aleppo. “Gần 200.000 người dân thường, trong đó có rất nhiều trẻ em ở khu vực phía Đông thành phố Aleppo đã không nhận được lương thực và sự trợ giúp y tế”- tuyên bố nêu rõ, đồng thời đưa ra yêu cầu cần nhanh chóng chấm dứt ngừng bắn để trợ giúp người dân thường, lên án Nga vì đã trợ giúp cho chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
“Chúng tôi lên án các hành động của chế độ cầm quyền ở Syria và các đối tác bảo trợ từ nước ngoài cho Syria, nhất là Nga, vì đã cản trở việc tiến hành các trợ giúp nhân đạo, cũng như lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công của chính quyền Syria vào các cơ quan dân sự và các cơ quan y tế. Chúng tôi lên án việc sử dụng bom chùm và vũ khí hóa học”- tuyên bố khẳng định.
Theo lãnh đạo các quốc gia trên, tất cả các bên xung đột cần phải tuân thủ “các tiêu chí của luật nhân đạo quốc tế, trong đó có Công ước Geneva. “Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nói về tội ác chiến tranh ở Syria. Không thể để những kẻ vi phạm không bị trừng phạt. Chúng tôi kêu gọi Liên Hợp Quốc tiến hành điều tra các thông tin tương tự và thu thập bằng chứng để buộc những kẻ phạm tội ác chiến tranh phải chịu tội”- lãnh đạo các quốc gia phương Tây khẳng định.
Tuyên bố trên của lãnh đạo các quốc gia phương Tây cũng đề cập đến việc Nga và Trung Quốc phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Syria. Sự phủ quyết của Nga và Trung Quốc khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không thể thực hiện được công việc của mình. Lãnh đạo các quốc gia trên cũng tố cáo Nga và Trung Quốc không muốn áp đặt các giải pháp chính trị cho giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, cho dù luôn đưa ra các tuyên bố ngược lại.
Phần kết của tuyên bố trên nhấn mạnh: “Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura về khôi phục tiến trình chính trị dưới hình thức tiến hành các cuộc đàm phán. Chỉ có các giải pháp chính trị mới có thể đem lại hòa bình cho người dân Syria”.
Được biết, tuyên bố trên của lãnh đạo các nước Canada, Mỹ, Đức, Pháp và Italia được đưa ra sau khi Nga tuyên bố đã giúp quân đội chính phủ Syria giành chuến thắng lớn ở Aleppo.
Chiến dịch giải phóng khu vực phía Đông thành phố Aleppo đã được Quân đội Syria dưới sự yểm trợ của Nga thực hiện từ giữa tháng 11/2016. Hiện quân Chính phủ Syria đã giành quyền kiểm soát 73% lãnh thổ Đông Aleppo, trong đó có khu vực mang tính lịch sử của thành phố. Mới đây, bệnh viện dã chiến của Bộ Quốc phòng Nga đã bị tấn công khiến 2 y tá là quân nhân Nga thiệt mạng. Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc các lực lượng khủng bố và các lực lượng bảo trợ cho khủng bố từ Mỹ, Anh và Pháp phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công này.
Tính đến ngày 7/12 vừa qua, theo các thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, số lượng thiệt mạng của các binh sỹ Nga trong suốt thời gian thực hiện chiến dịch quân sự ở Syria là 24 người. Theo một số nguồn tin không chính thức, con số thiệt mạng trên thực tế có thể lớn hơn nhiều, lên đến từ vài trăm đến nghìn người.
Đây là niềm vui vô hạn đối với Syria nhưng lại là đòn đánh chí mạng vào Châu Âu, bởi trong thời gian dài đưa quân đội vào Syria, đội quân do chính quyền ông Obama dẫn đầu chưa thể giải quyết xung đột tại "chảo lửa này", thì chỉ trong vòng hơn 1 năm gia nhập, mà cụ thể là 3 tháng với hướng đi riêng, chính quyền ông Putin đã tạo được một bước ngoặt lớn trong việc gỡ giải căng thẳng nơi đây.
Thậm chí, không những giúp chính quyền ông Assad giành lại được Aleppo, phía Nga còn thông báo, mở thêm 4 "hành lang nhân đạo" sẽ được mở từ thành phố Aleppo. Phía Nga thông báo 69 phiến quân đã hạ vũ khí và 59 người được điều trị y tế.
Vậy nên việc trừng phạt ông Assad sau khi Syria và Nga gặt hái được thành công như một động thái muốn giáng đòn vào "cánh tay phải" của Moskova của EU, nhằm làm giảm sức ảnh hưởng của nước này trong khu vực Trung Đông.
Tiêu Giao