Phương pháp sửa mũi hỏng nào đạt hiệu quả tối ưu hiện nay?

26/06/2021 - 09:11

PNO - “Để có kết quả tốt cho chiếc mũi đã qua nhiều lần dao kéo, bác sĩ không được phép vội vàng và làm sai một lần nữa, chúng tôi buộc phải tính toán mọi phương án tốt nhất để chiếc mũi khách hàng đẹp hơn. Bởi với bác sĩ, chỉ là một cuộc phẫu thuật nhưng với khách hàng, đó là cả cuộc đời”, bác sĩ Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo nhấn mạnh.

Bác sĩ Phùng Mạnh Cường là bác sĩ chuyên sửa mũi hỏng cho những khách hàng không may mắn - Ảnh: Gangwhoo
Bác sĩ Phùng Mạnh Cường là bác sĩ chuyên sửa mũi hỏng cho những khách hàng không may mắn - Ảnh: Gangwhoo

Chiếc mũi chiếm 50% sắc diện gương mặt, mọi chuyện sẽ tệ đi khi chiếc mũi mình kỳ vọng lại bị hỏng nặng, biến chứng sau khi phẫu thuật.

Hãy lưu ý những nguyên nhân này để tránh rủi ro cho chúng ta trước khi “giao phó” chiếc mũi của mình:

- Áp dụng phương pháp nâng mũi không phù hợp: Không phải phương pháp chỉnh sửa mũi nào cũng giống nhau và mang lại kết quả như nhau. Mỗi phương pháp nâng sẽ thích hợp với tình trạng mũi, cơ địa… cụ thể.

- Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm là cốt lõi của một cơ sở - bệnh viện thẩm mỹ. Tay nghề của bác sĩ tỷ lệ thuận với kết quả phẫu thuật.

- Dị ứng với chất liệu: Chất liệu nâng mũi không tốt, không rõ nguồn gốc hoặc không tương thích dẫn đến phản ứng đào thải của cơ thể khiến mũi bị sưng viêm, lâu dài có thể gây nhiễm trùng - hoại tử mũi…

- Môi trường phẫu thuật, trang thiết bị y khoa không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng mũi sau nâng.

- Đội ngũ điều dưỡng thẩm mỹ chuyên nghiệp sẽ rất chú trọng đến chăm sóc khách hàng hậu phẫu, đảm bảo một dáng mũi đẹp và bền vững. Tuy vậy, khâu chăm sóc hậu phẫu hiện nay vẫn chưa được nhiều cơ sở thẩm mỹ và khách hàng thực sự chú trọng.

Mũi bị bóng đỏ, lộ sống, được “tân trang” dưới đôi bàn tay của bác sĩ Gangwhoo - Ảnh: Gangwhoo
Mũi bị bóng đỏ, lộ sống, được “tân trang” dưới đôi bàn tay của bác sĩ Gangwhoo - Ảnh: Gangwhoo

Phương pháp sửa mũi hỏng nào đạt hiệu quả tối ưu hiện nay?

Năm 2018, bác sĩ Phùng Mạnh Cường - Phó giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo mạnh dạn đăng ký đề tài “Phẫu thuật sửa mũi hỏng tái cấu trúc mũi bằng sụn tự thân kết hợp với sụn nano”. Điểm khác biệt trong đề tài này là phương pháp kết hợp giữa vi phẫu thuật và phẫu thuật nội soi, với đường mổ nhỏ nội soi ít xâm lấn, hoàn toàn không đau và thẩm mỹ hơn ở đường mổ vùng lấy sụn sườn. Đề tài sửa mũi hỏng của ông được thông qua hội đồng hơn 40 giáo sư của Hiệp Hội Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Hàn Quốc KSAS tại Hàn Quốc cho phép báo cáo.

Để ca sửa mũi hỏng thành công, bác sĩ chuyên khoa sâu về phẫu thuật mũi tại bệnh viện cùng nhóm giáo sư Hàn Quốc trực tiếp thăm khám, hội chẩn. Căn cứ vào tình hình cụ thể của chiếc mũi hỏng, mức độ nghiêm trọng khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Mũi của khách hàng bị biến chứng, biến dạng nặng nề sau khi phẫu thuật nâng mũi bị hỏng - Ảnh: Gangwhoo
Mũi của khách hàng bị biến chứng, biến dạng nặng nề sau khi phẫu thuật nâng mũi bị hỏng - Ảnh: Gangwhoo

Các trường hợp mũi hỏng được sửa chữa tại Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo

 - Mũi lộ sóng, tụt sóng

Trước tiên, bác sĩ can thiệp tháo sụn, thực hiện vệ sinh cấy khoang trong thời gian từ 6 đến 12 tháng để mũi có thể hồi phục hoàn toàn rồi mới tiến hành nâng sửa mũi với phương pháp và chất liệu khác.

Sau đó, tiến hành tháo chất độn cũ ra khỏi mũi khi sóng mũi quá cao hoặc quá thấp, đầu mũi quá nhọn, thực hiện gọt lại hoặc thay chất độn mới cho chiếc mũi đạt độ cao lý tưởng, độ nhô mong muốn rồi đặt sụn vào. Đồng thời, kết hợp thêm sụn tự thân để bảo vệ phần đầu mũi.

 - Mũi bóng đỏ đầu mũi 

Thông thường, do da đầu mũi quá mỏng, kèm theo dị ứng với chất liệu sụn nhân tạo dẫn đến hiện tượng bóng đỏ đầu mũi. Trường hợp này, bác sĩ sử dụng phương pháp cấu trúc để tái cấu trúc lại toàn bộ mũi. Sụn nhân tạo Nanoform kết hợp với sụn tự thân (sụn tai hoặc sụn vách ngăn) giúp sống mũi được nâng cao tự nhiên, hạn chế tối đa biến chứng sau nâng.

Sụn tự thân làm nhiệm vụ gia cố cấu trúc đầu mũi, tạo độ cong, giúp đầu mũi tròn đẹp và dựng trụ mũi, giúp đầu mũi được kéo dài và kín.

Sụn sinh học nano sẽ tạo nên phần sống mũi, tạo dáng Sline hoặc Lline đẹp tự nhiên. Đặc biệt, 100% tương thích với cơ thể và khả năng vặn xoắn cực đại, chịu lực của sụn ngay cả khi vặn vẹo mũi. Cấu trúc bề mặt lưới nano siêu mỏng và siêu nhẹ, tích hợp lớp mô mềm, mang lại cảm giác thoải mái, tự nhiên sau khi nâng.

Mũi bị biến dạng, co rút được cải thiện rõ rệt sau khi sửa mũi hỏng - Ảnh: Gangwhoo
Mũi bị biến dạng, co rút được cải thiện rõ rệt sau khi sửa mũi hỏng - Ảnh: Gangwhoo

 - Mũi bị nhiễm trùng nặng

Bác sĩ sẽ chỉ định tháo chất liệu, súc rửa khoang mũi nhiễm trùng tại vùng mũi xuất hiện những điểm mưng mủ, sưng đỏ kèm đau nhức kéo dài. Sau khi lấy toàn bộ mưng mủ trong mũi khách hàng phải dùng thuốc trị viêm ít nhất 10 ngày. Thời gian chỉ định nâng mũi và sửa lại từ 3 đến 6 tháng.

 - Mũi bị lệch vẹo, tràn filler

Trong trường hợp biến chứng do tiêm filler là trường hợp không hiếm và bác sĩ cần nhanh chóng tiêm giải filler. Sau khoảng 6 đến 9 ngày thì mới có thể thực hiện phẫu thuật nâng mũi sửa lại.

Mũi khách hàng bị co rút, và trình trạng mũi hiện tại của khách hàng - Ảnh: Gangwhoo
Mũi khách hàng bị co rút, và trình trạng mũi hiện tại của khách hàng - Ảnh: Gangwhoo

 - Mũi biến dạng, co rút do phẫu thuật nhiều lần

Đây là tình trạng biến nặng, việc sửa lại là rất khó vì đã làm hư hại không chỉ ở mô mềm và cả cấu trúc mũi. Nên phải chỉnh sửa kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Tại Gangwhoo, trước tiên, dùng vạt da vi phẫu có cuống mạch máu để xử lý biến dạng vùng lỗ mũi. Cách này giúp cho lỗ mũi bị co rút to ra, rồi dùng tế bào gốc của mỡ tự thân để làm đầy, tái tạo mạch máu nuôi dưỡng xung quanh mũi, xử lý các mô sẹo xung quanh mũi. Sau 1,5 tháng, bác sĩ mới tiến hành bước nâng mũi.

Phú Thịnh

 

Nguồn: BVTM Gangwhoo

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI