Phủ xanh vùng “đất chết”, nông dân trúng đậm vụ tết

14/01/2025 - 15:03

PNO - Rau củ được mùa, được giá và dễ tiêu thụ dịp tết giúp người dân vùng bãi ngang Nghệ An thu về tiền tỉ mỗi ngày.

Những cánh đồng rau, củ, quả ở xã Quỳnh Lương (huyện Quỳnh Lưu) - nơi được xem là vựa rau của tỉnh Nghệ An đang vào mùa đẹp nhất, nhộn nhịp nhất cả năm. Nhìn những cánh đồng rau bạt ngàn xanh mơn mởn, ít ai biết rằng, nơi đây từng được xem là “vùng đất chết” bởi đất đai cằn cỗi, khó canh tác, sản lượng nông sản rất thấp.
Những cánh đồng rau, củ, quả ở xã Quỳnh Lương (huyện Quỳnh Lưu) - nơi được xem là vựa rau của tỉnh Nghệ An đang vào mùa đẹp nhất, nhộn nhịp nhất cả năm. Nhìn những cánh đồng rau bạt ngàn xanh mơn mởn, ít ai biết rằng, nơi đây từng được xem là “vùng đất chết” bởi đất đai cằn cỗi, khó canh tác, sản lượng nông sản rất thấp.

Chị Hồi Thị Hợi (54 tuổi) nói rằng, trước đây họ chủ yêu trồng lúa và khoai. Song vì là đất cát, nguồn nước không đủ nên nên năng suất cây trồng thấp, đời sống của người dân bữa đói bữa no. Khi điện lưới được kéo về xã, chính quyền địa phương đã làm hệ thống mương, khoan giếng nước ngầm để chuyển đổi sang trồng rau. Lợi nhuận từ cây rau cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, người dân cũng dần chuyển đổi sang trồng rau.
Chị Hồi Thị Hợi (54 tuổi) nói rằng, trước đây họ chủ yêu trồng lúa và khoai. Song vì là đất cát, nguồn nước không đủ nên năng suất cây trồng thấp, đời sống của người dân bữa đói bữa no. Khi điện lưới được kéo về xã, chính quyền địa phương đã làm hệ thống mương, khoan giếng nước ngầm để chuyển đổi sang trồng rau. Lợi nhuận từ cây rau cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, người dân cũng dần chuyển đổi sang trồng rau.
“Trung bình mỗi sào rau chúng tôi đầu tư khoảng 7 triệu đồng tiền khoan giếng, máy bơm và hệ thống tưới nước tự động. Ở đây nguồn nước ngầm dồi dào nên hầu như không thiếu nước” - chị Hợi nói.
“Trung bình mỗi sào rau chúng tôi đầu tư khoảng 7 triệu đồng tiền khoan giếng, máy bơm và hệ thống tưới nước tự động. Ở đây nguồn nước ngầm dồi dào nên hầu như không thiếu nước” - chị Hợi nói.
Theo chị Hợi, rau màu ở Quỳnh Lương được trồng quanh năm. Từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm, người dân chủ yếu trồng hành hoa, vì loại cây này có khả năng chống chịu với nắng nóng, nhiệt độ cao. Từ tháng 10, thời tiết mát mẻ nên bà con chuyển sang trồng nhiều loại rau, củ, quả. Đây cũng được xem là vụ rau chính trong năm.
Theo chị Hợi, rau màu ở Quỳnh Lương được trồng quanh năm. Từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm, người dân chủ yếu trồng hành hoa, vì loại cây này có khả năng chống chịu với nắng nóng, nhiệt độ cao. Từ tháng 10, thời tiết mát mẻ nên bà con chuyển sang trồng nhiều loại rau, củ, quả. Đây cũng được xem là vụ rau chính trong năm.
Chị Hồ Thị Định (48 tuổi) cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi, ít sương muối nên các loại rau màu ở vựa rau này đều được mùa. Giá các loại rau cũng tăng lên từ 1.000 - 3.000 đồng/kg, thu hoạch tới đâu được thương lái thu mua tới đó nên người dân đều phấn khởi bám đồng thu hoạch rau vụ tết.
Chị Hồ Thị Định (48 tuổi) cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi, ít sương muối nên các loại rau màu ở vựa rau này đều được mùa. Giá các loại rau cũng tăng lên từ 1.000 - 3.000 đồng/kg, thu hoạch tới đâu được thương lái thu mua tới đó nên người dân đều phấn khởi bám đồng thu hoạch rau vụ tết.
Thời điểm này, súp lơ đang được thương lái thu mua tận ruộng với giá 5.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi dịp tết năm ngoái; cà chua tăng 2.000 đồng lên 8.000 đồng/kg, bắp cải 3.000 đồng/kg… “Những năm trước vụ này rau thường bị thâm, hư hỏng do sương muối nhiều, nhưng năm nay không ảnh hưởng gì. Được mùa, được giá nên ai cũng vui cả” - chị Định nói.
Thời điểm này, súp lơ đang được thương lái thu mua tận ruộng với giá 5.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi dịp tết năm ngoái; cà chua tăng 2.000 đồng lên 8.000 đồng/kg, bắp cải 3.000 đồng/kg… “Những năm trước vụ này rau thường bị thâm, hư hỏng do sương muối nhiều, nhưng năm nay không ảnh hưởng gì. Được mùa, được giá nên ai cũng vui cả” - chị Định nói.
Bà Nguyễn Thị Quyết (62 tuổi) cho hay, nếu như dịp này năm ngoái rau cúc thu hoạch xong phải chất đống vì khó tiêu thụ thì năm nay lại bán rất chạy. “Hiện rau cúc thu hoạch xong được mua tại ruộng với gái 3.000 đồng/kg. Giá này không phải là quá cao, nhưng được cái thu hoạch tới đâu bán tới đó, không lo rau thu hoạch xong bị ế ẩm, hư hỏng” - bà Quyết nói.
Bà Nguyễn Thị Quyết (62 tuổi) cho hay, nếu như dịp này năm ngoái rau cúc thu hoạch xong phải chất đống vì khó tiêu thụ thì năm nay lại bán rất chạy. “Hiện rau cúc thu hoạch xong được mua tại ruộng với giá 3.000 đồng/kg. Giá này không phải là quá cao, nhưng được cái thu hoạch tới đâu bán tới đó, không lo rau thu hoạch xong bị ế ẩm, hư hỏng” - bà Quyết nói.
Cán bộ Nông nghiệp xã Quỳnh Lương cho biết, vụ rau tết năm nay, toàn xã có hơn 2.000 hộ sản xuất với diện tích hơn 380ha rau màu các loại. Thời tiết thuận lợi nên rau phát triển tốt, được mùa, sản lượng ước tính đạt hơn 15.000 tấn.
Cán bộ Nông nghiệp xã Quỳnh Lương cho biết, vụ rau tết năm nay, toàn xã có hơn 2.000 hộ sản xuất với diện tích hơn 380ha rau màu các loại. Thời tiết thuận lợi nên rau phát triển tốt, được mùa, sản lượng ước tính đạt hơn 15.000 tấn.
“Được mùa nhưng giá rau hiện vẫn tăng khoảng 10% và rất dễ tiêu thụ” - cán bộ Nông nghiệp xã Quỳnh Lương nói và cho hay, với thương hiệu lâu đời, rau Quỳnh Lương hiện không chỉ phục vụ thị trường trong tỉnh mà còn chiếm lĩnh một phần thị trường từ chợ, trường học đến hệ thống các siêu thị lớn ở khu vực Hà Nội, Huế và Đà Nẵng…
“Được mùa nhưng giá rau hiện vẫn tăng khoảng 10% và rất dễ tiêu thụ” - cán bộ Nông nghiệp xã Quỳnh Lương nói và cho hay, với thương hiệu lâu đời, rau Quỳnh Lương hiện không chỉ phục vụ thị trường trong tỉnh mà còn chiếm lĩnh một phần thị trường từ chợ, trường học đến hệ thống các siêu thị lớn ở khu vực Hà Nội, Huế và Đà Nẵng…
Nghề trồng rau ở Quỳnh Lương cũng kéo theo các dịch vụ khác phát triển như thu hoạch rau thuê, thu mua rau… Xã này hiện có hơn 300 gia đình chuyên thu mua rau quy mô. Trung bình 3 - 5 gia đình liên kết thành một tổ dịch vụ, đầu tư hệ thống xe tải để thu mua rau cả vùng bãi ngang ở huyện Quỳnh Lưu phân phối đi khắp các tỉnh thành trên cả nước mỗi ngày.
Nghề trồng rau ở Quỳnh Lương cũng kéo theo các dịch vụ khác phát triển như thu hoạch rau thuê, thu mua rau… Xã này hiện có hơn 300 gia đình chuyên thu mua rau quy mô. Trung bình 3 - 5 gia đình liên kết thành một tổ dịch vụ, đầu tư hệ thống xe tải để thu mua rau cả vùng bãi ngang ở huyện Quỳnh Lưu phân phối đi khắp các tỉnh thành trên cả nước mỗi ngày.
Với thu nhập bình quân đạt 280 triệu/ha, nghề trồng ra đã trở thành một hướng thoát nghèo bền vững cho hàng ngàn hộ nông dân Quỳnh Lương. Ông Hồ Anh Dũng - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương - cho biết, nhờ cây rau, nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để. Năm 2024, thu nhập bình quân trên đầu người của xã này đạt 78,2 triêu đồng, dự kiến đến cuối năm 2025 đạt 87 triệu đồng/người.
Với thu nhập bình quân đạt 280 triệu/ha, nghề trồng ra đã trở thành một hướng thoát nghèo bền vững cho hàng ngàn hộ nông dân Quỳnh Lương. Ông Hồ Anh Dũng - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương - cho biết, nhờ cây rau, nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để. Năm 2024, thu nhập bình quân trên đầu người của xã này đạt 78,2 triêu đồng, dự kiến đến cuối năm 2025 đạt 87 triệu đồng/người.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI