“Phù thủy phẫu thuật bàn tay” tiếp tục mang “phép màu” cho bệnh nhi Việt Nam

06/11/2023 - 22:04

PNO - Lần trở lại này, bác sĩ người Pháp Stéphane Guero sẽ phẫu thuật cho 11 trẻ em, trong đó có 6 ca khiếm khuyết phức tạp ở đôi tay.

Trong các ngày từ 21 đến 30/11 tới, bác sĩ Stéphane Guero - người được mệnh danh “phù thủy phẫu thuật bàn tay” - sẽ đến Việt Nam điều trị cho các bệnh nhân bị dị tật bàn tay.

Bác sĩ Stéphane Guero, mệnh danh là “phù thủy phẫu thuật bàn tay” sẽ có mặt tại TPHCM từ 21 đến 30/11 - Ảnh: N.A.
Bác sĩ Stéphane Guero - Ảnh: N.A.

Phẫu thuật dị tật bàn tay là kỹ thuật vi phẫu nhằm mang lại hiệu quả thẩm mỹ lẫn tái tạo chức năng cho những bệnh nhân bẩm sinh hoặc tai nạn.

Nhiều năm qua, bác sĩ Stéphane Guero nhận lời sang Việt Nam khám chữa bệnh, giúp nhiều bệnh nhân bị dị tật hiếm gặp có cơ hội tìm lại chức năng cho bàn tay.

Trở lại Việt Nam lần này, ông sẽ phẫu thuật cho 11 trẻ em tại Bệnh viện FV do Quỹ Nâng bước tuổi thơ tài trợ. Trong đó có 6 ca dị tật phức tạp phải điều trị nhiều lần. Điển hình như trường hợp em Nguyễn Thành Trung (16 tuổi, ngụ Hà Nội) mắc hội chứng Apert gây dị dạng tứ chi, xương ngón tay không phát triển đầy đủ nên bàn tay không thành hình.

Bàn tay của Trung trước và sau 3 lần phẫu thuật - Ảnh do bệnh viện cung cấp
Bàn tay của Trung trước và sau 3 lần phẫu thuật - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Năm 2019, Trung được phẫu thuật mở rộng màng giữa ngón cái. Năm 2022, em tiếp tục được mở rộng màng giữa ngón cái và ngón út bàn tay phải. Bàn tay Trung đã cải thiện chức năng cầm nắm, có thể tự chăm sóc bản thân. Sắp tới, em sẽ được phẫu thuật tách các ngón bên bàn tay trái.

Em Nguyễn Phạm Tường Vy (6 tuổi, ngụ Quảng Nam) cũng bị dị tật bàn tay hiếm gặp. Em đã được phẫu thuật tách ngón và tái tạo bàn tay trái vào các năm 2019 và 2022. Hiện em đã có thể cầm nắm các vật bằng bàn tay trái với các ngón tay được tái tạo. Sắp tới, em sẽ được phẫu thuật lần thứ ba.

Bàn tay trái của Vy hiện đã có các ngón, tốt hơn nhiều so với lúc mới sinh - Ảnh do gia đình cung cấp
Bàn tay trái của Vy hiện đã có các ngón, tốt hơn nhiều so với lúc mới sinh - Ảnh: Gia đình cung cấp

Em Trần Nguyễn Minh Đạt (6 tuổi, ngụ Quảng Nam) bị dị tật bẩm sinh, ngón cái bàn tay phải của em không có xương, cả bàn tay co quắp không duỗi được. 

Trải qua 5 lần phẫu thuật từ năm 2019 tới nay, Đạt đã được thực hiện các thủ thuật phức tạp như cấy ghim hình thành cổ tay để có thể duỗi thẳng tay, tái tạo gân cơ ngón út và tái tạo ngón tay cái từ ngón trỏ. Hiện bàn tay của em đã có thể duỗi thẳng, ngón tay cái có thể cầm nắm được đồ vật. Tháng 11 này, Đạt sẽ được tháo bỏ ghim định hình cho bàn tay phải.

Ảnh do gia đình cung cấp Bàn tay phải của Đạt trước phẫu thuật không duỗi thẳng được (ảnh trái) và đã có thể duỗi thẳng sau 4 lần phẫu thuật (ảnh phải) - Ảnh do bệnh viện cung cấp
Bàn tay phải của Đạt trước phẫu thuật không duỗi thẳng được (ảnh trái) và đã có thể duỗi thẳng sau 4 lần phẫu thuật (ảnh phải) - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trải qua 5 lần phẫu thuật từ năm 2019 tới nay, Đạt đã được thực hiện các thủ thuật phức tạp như cấy ghim hình thành cổ tay để có thể duỗi thẳng tay, tái tạo gân cơ ngón út và tái tạo ngón tay cái từ ngón trỏ. Hiện bàn tay của em đã có thể duỗi thẳng, ngón tay cái có thể cầm nắm được đồ vật. Tháng 11 này, Đạt sẽ được tháo bỏ ghim định hình cho bàn tay phải.

Theo Bệnh viện FV, việc hợp tác với các chuyên gia hàng đầu thế giới để điều trị những ca bệnh khó đã giúp cho bệnh nhân có cơ hội điều trị ngay trong nước, tiết kiệm chi phí. Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ trong nước giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.

Quốc Ngọc

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI