Phụ nữ sống sót sau vụ hãm hiếp ở Sudan không thể tiếp cận với thuốc quan trọng

15/06/2023 - 11:13

PNO - Thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc ngừa HIV và thuốc phá thai bị giữ chặt trong một nhà kho ở Khartoum - khiến phụ nữ phải tìm đến những biện pháp phá thai hay điều trị bệnh tuyệt vọng.

 

Phá thai là không hợp pháp ở Sudan, vì vậy, ngay cả trước cuộc xung đột gần đây, nguồn cung cấp thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc phá thai rất khan hiếm. Ảnh: Getty Images
Phá thai là không hợp pháp ở Sudan. Vì vậy, ngay cả trước cuộc xung đột gần đây, nguồn cung cấp thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc phá thai rất khan hiếm - Ảnh: Getty Images

Những nạn nhân bị cưỡng hiếp ở thủ đô Khartoum đang phải vật lộn để có được thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc phá thai.

Nỗi khổ của họ càng đau đớn hơn khi kho cất giữ 47.000 bộ thuốc y tế sau khi bị hãm hiếp đã bị cắt, khóa chặt kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng Tư. Hiện các phụ nữ Sudan đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ thông tin về nơi tìm thuốc ngừa thai và nhiễm trùng - hoặc đang sử dụng các biện pháp chữa bệnh bằng thảo dược.

Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), nơi cung cấp các bộ dụng cụ thuốc miễn phí và cơ bản cho phụ nữ, cho biết họ không thể nói lực lượng nào đang ngăn cản phụ nữ việc tiếp cận các loại thuốc trên.

Theo UNFPA,  những loại thuốc này thường được phân phát trong các tình huống khẩn cấp. Chúng bao gồm thuốc ngừa thai khẩn cấp, thuốc phá thai và thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm HIV.

"Một phản ứng kịp thời là rất quan trọng vì hầu hết các loại thuốc phải được dùng trong vòng 72 giờ sau khi bị tấn công để có hiệu quả"- trích từ thông tin của UNFPA.

Sulaima Ishaq, Giám đốc Đơn vị chống bạo lực đối với phụ nữ của Sudan, cho biết: "Các vụ hãm hiếp đang xảy ra ở khắp mọi nơi. Những gì được báo cáo chính thức có thể chỉ là một phần nhỏ của các trường hợp. Nhưng quan trọng là chúng tôi không có cách nào để tránh thai”.

Tháng trước, UNFPA đã báo cáo rằng hơn 5.000 bộ thuốc sau khi bị cưỡng hiếp đã được chuyển đến Port Sudan, nhưng họ đã không thể chuyển thuốc về phía tây tới Khartoum hoặc Darfur, nơi tập trung giao tranh. Các cuộc tấn công vào các kho y tế ở Nam Darfur cũng đã làm cạn kiệt nguồn cung cấp y tế.

Enas Muzamil, một nhà hoạt động làm việc với những nạn nhân bị cưỡng hiếp ở Khartoum, cho biết việc được chăm sóc sau khi bị hãm hiếp đã trở thành một “đặc quyền”. “Mọi thứ hiện đang diễn ra thông qua các mạng lưới không chính thức. Phụ nữ đang giao tiếp thông qua các nhóm trên mạng xã hội, chia sẻ tài nguyên và thuốc men mà họ có” - cô nói.

"Không có thuốc, nhiều phụ nữ đang chuyển sang các phương pháp truyền thống. Họ đang làm nước rửa âm đạo từ thảo mộc. 1 phụ nữ đã bị 3 người đàn ông cưỡng hiếp nói với tôi rằng đang lo lắng không biết mình có thai hay không. Một cô gái 17 tuổi khác bị cưỡng hiếp khi đang ngủ trong nhà. Tất cả  đều không thể tiếp cận đúng loại thuốc”- Enas nói và cho biết thêm, nguồn cung cấp thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc phá thai rất khan hiếm trước chiến tranh, vì việc phá thai là không hợp pháp ở Sudan.

Limiaa Khalfalla, Giám đốc chương trình của tổ chức cho biết, một số phụ nữ rời thủ đô đến các khu vực an toàn hơn đã có thể tiếp cận biện pháp tránh thai khẩn cấp thông qua Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Sudan. Tổ chức này đã và đang cung cấp các dịch vụ y tế tại các trại tị nạn thông qua 11 phòng khám di động, nhưng không thể cho biết họ đã hỗ trợ bao nhiêu nạn nhân bị cưỡng hiếp.

Trọng Trí (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI