Phụ nữ Pakistan đối mặt với nạn bị quấy rối khi đi làm hàng ngày

01/12/2024 - 11:47

PNO - Ở một đất nước mà nạn quấy rối diễn ra tràn lan, điều kiện di chuyển công cộng chật chội khiến phụ nữ Pakistan dễ bị tổn thương, san chấn.

Quấy rối thể xác và tình dục trên phương tiện giao thông công cộng là vấn đề mà phụ nữ ở Pakistan phải đối mặt trong quá trình đi lại hàng ngày.
Quấy rối thể xác và quấy rối tình dục trên phương tiện giao thông công cộng là vấn đề mà phụ nữ ở Pakistan phải đối mặt trong quá trình đi lại hàng ngày.

Mỗi ngày, Amna Hafeez đều phụ thuộc vào dịch vụ xe buýt đưa đón từ nơi cô sống ở ngoại ô thủ đô Islamabad đến văn phòng làm việc.

Tuy nhiên, mỗi ngày đi làm đối với cô gái 23 tuổi này luôn ngập tràn sự lo lắng.

Mặc dù có những ghế dành riêng cho phụ nữ, nhưng tài xế và nhân viên soát vé thường bỏ qua, gây quá tải trên xe và buộc phụ nữ phải chen chúc giữa những hành khách nam.

"Khi không có đủ hành khách nữ trên tuyến đường này, họ sẽ cố gắng chở thêm hơn 10 hành khách nam trên cùng một xe buýt và điều đó sẽ xảy ra tình trạng cố tình quấy rối khiến phụ nữ chúng tôi lo sợ" - Hafeez chia sẻ.

Ở một đất nước mà nạn quấy rối diễn ra tràn lan, điều kiện di chuyển công cộng chật chội khiến phụ nữ Pakistan dễ bị tổn thương.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 10/2024 về trải nghiệm của những người phụ nữ sử dụng xe buýt công cộng nhanh tại một trong những thành phố lớn nhất Pakistan, những người làm khảo sát phát hiện ra rằng hơn một nửa số người dưới 18 tuổi đã bị quấy rối trong suốt hành trình.

Hafeez chia sẻ, hầu hết phụ nữ di chuyển bằng phương tiện công cộng thường phải đối mặt với tình huống tương tự. “Chúng tôi phải đi cùng những người đàn ông liên tục có những hành vi tiếp cận không mong muốn đối với hành khách nữ”, cô nói.

Thậm chí, nhiều phụ nữ còn lo sợ hơn khi sự quấy rối vượt ra ngoài phạm vi của những chiếc xe, đó là nhiều cô gái đã từng bị theo dõi.

“Khi tôi lên xe, 2 người đàn ông đi xe máy bắt đầu đuổi theo tôi. Tôi thấy họ đi theo tôi qua gương chiếu hậu của xe. Tôi sợ nên không xuống xe ở điểm dừng của mình” - Hafeez kể thêm.

Tuy nhiên, Hafeez và rất nhiều phụ nữ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục dựa vào phương tiện giao thông này vì họ phải ra ngoài đi làm tìm nguồn thu nhập duy nhất của gia đình.

Ở một đất nước mà 40% người dân sống dưới mức nghèo khổ, phương tiện giao thông công cộng chính là phao cứu sinh cho những người phụ nữ.

Amna Hafeez phải đi xe buýt riêng từ nhà riêng ở ngoại ô thủ đô Islamabad của Pakistan đến văn phòng và thường phải chen chúc giữa những hành khách nam.
Amna Hafeez phải đi xe buýt riêng từ nhà riêng ở ngoại ô thủ đô Islamabad đến văn phòng và thường phải chen chúc giữa những hành khách nam.

Không chỉ lo lắng bị quấy rối, phụ nữ Pakistan còn đối mặt với thách thức trong việc báo cáo các vụ việc càng làm trầm trọng thêm chấn thương mà họ phải đối mặt.

"Trong xã hội của chúng tôi, việc báo cáo hành vi quấy rối với cảnh sát thường liên quan đến việc phải đối mặt với những câu hỏi thăm dò, tế nhị, xúc phạm, điều này khiến nhiều phụ nữ ngần ngại lên tiếng" - Hafeez cho biết.

Để giải quyết vấn nạn quấy rối trên phương tiện giao thông công cộng và ở những nơi công cộng khác, chính phủ Pakistan đã thành lập Đơn vị Bảo vệ Giới tính tại Islamabad vào năm 2021. Đơn vị này bao gồm đường dây nóng do các cảnh sát nữ điều hành để phụ nữ có thể báo cáo các sự cố.

Trợ lý Thanh tra Farzana Aslam - người đứng đầu nhóm cho biết, cô đã tiếp cận và khuyến khích phụ nữ bị quấy rối báo cáo bất kỳ sự cố nào. "Chúng tôi sẽ có hành động ngay lập tức và kiên quyết khi nhận được bất kỳ khiếu nại nào về hành vi quấy rối", nữ cảnh sát cho biết.

"Chúng tôi yêu cầu những tài xế xe buýt bị phạt đến các phòng giao thông khoảng 2-3 ngày. Trong thời gian này, chúng tôi giáo dục họ về luật giao thông và cách cư xử với hành khách nữ trên xe buýt", cô nói thêm.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ phải chịu đựng trong im lặng, sợ rằng sẽ bị trả thù, sợ tài xế có thể đuổi họ ra khỏi xe... “Đúng là phụ nữ rất sợ hãi, và nếu họ phàn nàn về việc bị quấy rối với tài xế hoặc nhân viên soát vé, họ có thể bị từ chối lên xe buýt sau đó. Vì lý do này, họ yêu cầu chúng tôi giữ kín danh tính của họ”, Aslam cho biết thêm.

Ngoài ra, một cản trở khác mà phụ nữ sợ báo cáo sự việc là áp lực từ gia đình. Nhiều gia đình cảm thấy xấu hổ khi con gái họ dám lên tiếng báo cáo và thường họ yêu cầu con gái họ im lặng và rút lại khiếu nại.

Trọng Trí (theo CNA)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI