Phụ nữ miền Nam và đồng bạc cụ Hồ

17/05/2015 - 21:52

PNO - PN - Trong quá trình đi tìm tư liệu thực hiện công trình lịch sử “Phụ nữ Long An - Truyền thống và lịch sử”, tôi rất đỗi ngạc nhiên khi được gặp những nhân chứng lịch sử vô cùng sống động. Một trong những câu chuyện gây ấn...

edf40wrjww2tblPage:Content

Phu nu mien Nam va dong bac cu Ho

Một số đồng tiền Cụ Hồ được nhân dân Nam bộ giữ đến ngày 30/4/1975

Những “đồng bạc Cụ Hồ” tuy chỉ lưu hành mấy năm trong vùng kháng chiến nhưng đó là đồng tiền được lưu giữ trong lòng nhân dân lâu bền nhất. Nhiều người mẹ, người chị đã hy sinh, chấp nhận tù đày khi với tấm lòng kính yêu dành cho Bác, bằng mọi cách đã cất giữ những đồng tiền in hình Bác giữa vùng địch chiếm đóng. Cho đến nay, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đã có bộ sưu tập hàng trăm “đồng bạc Cụ Hồ” khắp các tỉnh thành Nam bộ.

Bà Phan Thị Mai (Việt Nữ) - nguyên Bí thư Đảng ủy Sở Y tế Nam bộ kể câu chuyện cảm động về một bà mẹ khi bị giam chung với bà trong tù: “Có một bà lúc trước ở vùng giải phóng, bán quán nhỏ bên đường. Khi ta tập kết, bà còn lại một số tiền Cụ Hồ. Có ai mách với giặc, một buổi sáng bà đi chợ, lính ở bót kéo đến phá cửa vào chòi của bà lục lấy số bạc có ảnh Cụ Hồ mà bà đã trân trọng cất giữ từ lâu. Khi bà về, mọi người đến cho bà hay sự việc và hối bà đi trốn. Bà bỏ đi. Nào ngờ, bà đến bót đòi lại số tiền đó.

Phu nu mien Nam va dong bac cu Ho

Bà Đặng Thị Diềm - nguyên Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Long An kể chuyện phụ nữ miền Nam nỗ lực giữ lấy “đồng bạc Cụ Hồ” trong kháng chiến chống Pháp

Địch bắt bà bỏ tù. Trong tù, chị em hỏi: “Sao bà không trốn đi, đến bót làm chi cho nó bắt?”. Bà nói: “Bỏ tù thây kệ nó chớ. Thứ đồ ăn cướp!”. Mọi người đều cười và cảm động vì thấy người dân trong vùng địch trân trọng giữ gìn hình ảnh Bác Hồ, mặc dù biết gặp nguy hiểm”.

Nhiều người mẹ, người chị miền Nam đã đương đầu với hiểm nguy để giữ lấy những gì liên quan đến Bác. Khi Bác Hồ mất, nhiều đền thờ tưởng niệm Bác đã được dựng lên ngay giữa vùng địch chiếm đóng. Trong nội thành, phụ nữ Sài Gòn tổ chức đám giỗ nghi trang để truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà Nguyễn Thị Huyện, Giám đốc Viện Dục Anh đã mặc hai chiếc áo dài đen và trắng liên tục trong ba năm để tang Bác Hồ. Trong nhà tù Chí Hòa, nữ tù chính trị đã để tang Bác Hồ trong một tuần lễ, sau đó bị đàn áp khốc liệt, bị đày đi Côn Đảo...

Tình cảm nhân dân miền Nam dành cho Bác thật thiêng liêng. Chỉ riêng chuyện “đồng bạc Cụ Hồ” đã thấm đẫm nghĩa nhân, được cất giữ, bao bọc giữa bao tấm lòng vàng.

TRẦM HƯƠNG

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI