Phụ nữ làng bánh đa mướt mồ hôi giữa trời giá rét để kịp đơn hàng tết

12/01/2023 - 11:47

PNO - Cận tết, những phụ nữ ở làng bánh đa hơn 300 tuổi ở Nghệ An lại tất bật làm bánh để cung ứng cho thị trường. Có những hôm trời lạnh tê tái, nhưng nhiều người vẫn mướt mồ hôi khi ngồi nướng bánh cả ngày bên những nồi than rực đỏ.

Những ngày này, người dân làm bánh đa ở làng nghề Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An) đang tất bật làm việc xuyên ngày đêm để kịp những đơn hàng cuối cùng trước dịp nghỉ tết. Vị thơm ngon của bánh đa Vĩnh Đức ngày càng được khẳng định, bởi thế dịp tết bánh làm thường không kịp bán.
Những ngày này, những người làm bánh đa ở làng nghề Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An) đang tất bật làm việc xuyên ngày đêm để kịp những đơn hàng cuối cùng trước khi nghỉ tết. 
Bà Võ Thị Hiền (49 tuổi) cho biết, ngoài người thân trong gia đình, dịp này bà còn thuê thêm 11 nhân công làm việc. Trung bình, mỗi ngày xưởng bánh của bà cung ứng ra thị trường hơn 17.000 bánh đa. Từ sáng sớm, mỗi người được phân công nhiệm vụ rõ ràng từ xay gạo, tráng bánh, phơi bánh, nướng bánh… cho đến khâu đóng gói sản phẩm.
Bà Võ Thị Hiền (49 tuổi) cho biết, ngoài người thân trong gia đình, dịp này bà còn thuê thêm 11 nhân công làm việc. Trung bình, mỗi ngày xưởng của bà cung ứng ra thị trường hơn 17.000 chiếc bánh đa. Từ sáng sớm, mọi người lại xay gạo, tráng bánh, phơi bánh, nướng bánh và đóng gói sản phẩm.
Dù nhiều nơi đã dùng máy móc hiện đại để làm bánh nhưng người dân ở làng Vĩnh Đức vẫn chủ yếu vẫn dùng tay để tráng bánh. “Dù đã sắm đầy đủ các loại máy móc hiện đại như máy tráng bánh, máy quạt bánh nhưng mỗi khách hàng có một cảm nhận khác nhau, sở thích khác. Bởi thế nên tôi vừa duy trì làm bánh bằng máy và cả thủ công”, bà Hiền nói.
Dù nhiều nơi đã dùng máy móc hiện đại để làm bánh nhưng ở làng Vĩnh Đức, người dân chủ yếu tráng bánh theo cách thủ công. “Dù đã sắm đầy đủ các loại máy móc hiện đại như máy tráng bánh, máy quạt bánh nhưng mỗi khách hàng có sở thích khác nên tôi duy trì làm bánh bằng máy và cả thủ công” - bà Hiền nói.
Theo bà Hiền, với bánh đa được nướng bằng tay trên than hồng sẽ “dậy mùi” hơn, giòn hơn, được nhiều khách hàng ưa chuộng hơn.
Theo bà Hiền, bánh đa được nướng bằng tay trên than hồng sẽ “dậy mùi” hơn, giòn hơn, được nhiều người ưa chuộng hơn.
Để kịp hàng giao cho khách, hàng chục người phụ nữ phải túc trực liên tục bên những nồi than đỏ rực cả ngày để nướng bánh đa. Để nhanh hơn, mỗi người còn được bố trí thêm 2 chiếc quạt dí thẳng vào chậu than.
Để kịp hàng giao cho khách, hàng chục phụ nữ phải túc trực bên những nồi than đỏ rực cả ngày để nướng bánh. Những chậu than cháy liên tục khi có tới 2 chiếc quạt dí thẳng vào.
Để giảm bớt cái nóng, thợ nướng thường trùm mấy lớp khăn, găng tay dày và “chế” cả tất để bọc ống chân của mình lại.
Những người nướng bánh thường trùm nhiều lớp khăn, găng tay dày và “chế” cả tất để bọc ống chân lại cho bớt nóng.
Để bánh đa đảm bảo bánh chín vừa tới vừa có độ giòn, những người thợ nướng bánh phải liên tục trở bánh trên than hồng.
Để đảm bảo bánh chín vừa tới và giòn, những người nướng bánh phải liên tục trở bánh trên than hồng.
Bà Nguyễn Thị Vinh (52 tuổi) nói rằng, nướng bánh là công việc vất vả, nặng nhọc nhất trong các công đoạn làm bánh đa. Bất kể mùa hè nóng nực hay mùa đông buốt giá, thợ nướng bánh bao giờ cũng nhễ nhại mồ hôi do tiếp xúc quá gần với bếp than đỏ rực.
Bà Nguyễn Thị Vinh (52 tuổi) cho biết, nướng bánh là công việc vất vả, nặng nhọc nhất trong các công đoạn làm bánh đa. Bất kể mùa hè nóng nực hay mùa đông buốt giá, những người nướng bánh luôn nhễ nhại mồ hôi do tiếp xúc quá gần với bếp than.
Theo các cơ sở làm bánh đa Vĩnh Đức, vụ bánh tết nhu cầu tăng gấp đôi, song mùa này mưa nhiều, hiếm khi đủ nắng để phơi bánh. Bởi thế, từ những ngày mùa hè, họ đã bắt đầu làm bánh đa dự trữ vụ tết trong kho. “Mùa này, nếu không mưa thì vẫn làm được, nhưng phơi tốn thời gian hơn. Bởi thế nên hầu như ai cũng trữ bánh sẵn rồi, nay chỉ cần mang ra nướng rồi nhập cho khách hàng thôi”, bà Hiền nói.
Chủ các cơ sở làm bánh đa Vĩnh Đức cho biết, dịp tết, nhu cầu bánh đa tăng gấp đôi, song mùa này lại mưa nhiều, ít khi đủ nắng để phơi bánh. Do đó, từ những ngày mùa hè, họ bắt đầu làm bánh dự trữ trong kho. “Mùa này, nếu không mưa thì vẫn làm được, nhưng tốn thời gian phơi. Vì vậy, hầu hết các xưởng sẽ trữ bánh sẵn, nay chỉ cần mang ra nướng rồi bán cho khách" - bà Hiền nói.
Lãnh đạo thị trấn Đô Lương cho biết, nghề làm bánh đa nơi đây đã có trên 300 năm. Ngoài bánh đa, hiện làng nghề Vĩnh Đức còn có kẹo lạc và kẹo cu đơ đạt OCOP. Bởi thế sản phẩm làm ra ở làng nghề này hiện đã có mặt ở các chuỗi siêu thị lớn trên toàn quốc. Trung bình, những hộ làm bánh đa ở Vĩnh Đức có doanh thu từ 500-700 triệu đồng mỗi năm.
Lãnh đạo thị trấn Đô Lương cho biết, nghề làm bánh đa nơi đây đã tồn tại trên 300 năm. Ngoài bánh đa, hiện làng nghề Vĩnh Đức còn có kẹo lạc và kẹo cu đơ đạt OCOP. Sản phẩm ở làng nghề này hiện đã có mặt ở các chuỗi siêu thị lớn trên toàn quốc. Trung bình, doanh thu của các hộ làm bánh đa ở Vĩnh Đức là từ 500-700 triệu đồng/năm.
Ngoài cung ứng cho thị trường trong nước, bánh đã Vĩnh Đức còn được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Để bánh không bị vỡ, chủ các cơ sở phải làm mềm bánh, ép thẳng, cắt đều trước khi đóng hàng.
Không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, bánh đa Vĩnh Đức còn được xuất khẩu sang Nhật Bản. Để bánh không bị vỡ, chủ các cơ sở phải làm mềm bánh, ép thẳng, cắt đều trước khi đóng hàng.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI