Phụ nữ khổ hơn đàn ông, nếu làm trụ cột thì nỗi khổ ấy còn tăng gấp 3 lần?

12/10/2016 - 11:24

PNO - Nhiều chị em thường nói vui, sinh ra làm phụ nữ là đã khổ hơn đàn ông. Tệ hơn, nếu trong gia đình mà phụ nữ làm trụ cột thì nỗi khổ ấy còn tăng gấp ba lần.

Nhiều chị em thường nói vui, sinh ra làm phụ nữ là đã khổ hơn đàn ông. Tệ hơn, nếu trong gia đình mà phụ nữ làm trụ cột thì nỗi khổ ấy còn tăng gấp ba lần. Bởi khi đó, người phụ nữ vừa làm chồng, làm vợ, làm mẹ; vừa phải làm sao để ông chồng không cảm thấy tự ái.

Nhà báo Lê Thị Nhị - người giữ chuyên mục Đời sống - sức khỏe, Báo điện tử Người Đưa Tin; thạc sĩ Vũ Thị Phương Thảo - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường cùng doanh nhân Lâm Thúy Ái - Phó GĐ Công ty Mebipha đã có một bàn tròn nho nhỏ về vấn đề này

* Theo các chị, người phụ nữ làm trụ cột gia đình là đúng hay sai?

Chị Phương Thảo: Tôi nghĩ, trong việc này không có đúng - sai, quan trọng là họ có đạt được hạnh phúc với vai trò đó hay không.

Phu nu kho hon dan ong, neu lam tru cot thi noi kho ay con tang gap 3 lan?
Chị Phương Thảo

Chị Lê Thị Nhị: Tôi chẳng quan trọng việc đàn bà hay đàn ông làm trụ cột. Ai làm cũng được. Với tôi, vợ không xây được tổ ấm, thì phải xây được cái nhà, thay vì ”định nghĩa” theo kiểu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Không nên bỏ dấu chấm hỏi sau câu “Phụ nữ làm trụ cột là sai lầm?”, vì nếu vậy sẽ khẳng định việc đó là đúng.

Phu nu kho hon dan ong, neu lam tru cot thi noi kho ay con tang gap 3 lan?
Chị Lê Thị Nhị

Tùy hoàn cảnh, phụ nữ vẫn có thể làm trụ cột gia đình. Tuy nhiên, phải tính đến mặt trái của vấn đề: họ không muốn lập gia đình sớm, không am hiểu nội trợ, không có thời gian tìm hiểu nên dễ lấy nhầm chồng, dễ quyết định ly hôn nếu thấy chồng nhiều tật xấu, sống dựa dẫm vợ con; dễ ngoại tình, sa ngã…

Chị Thúy Ái: Phụ nữ định vị mình làm trụ cột là tự gây áp lực cho mình và người thân. Trong nhà, tôi sẽ làm những việc tôi cảm thấy đúng và thích, vì thế dù nhiều việc vẫ n cảm thấy thoải mái. Tôi cũng không xem mình là trụ cột và tôi nghĩ nên bỏ chữ “trụ cột” đi cho nhẹ nhàng.

Chị Phương Thảo: Nói ở góc độ cá nhân và là một phụ nữ, tôi đồng ý với chị Thúy Ái. Nhưng nhìn rộng hơn thì điều đó không thực tế. Một số khảo sát xã hội mà chúng tôi đã thực hiện cho thấy, nam giới đang phải chịu nhiều áp lực của việc kiếm tiền nuôi gia đình, cân bằng giữa công việc và gia đình.

Phụ nữ thì lại đang chịu hệ lụy từ những áp lực của nam giới nên cũng cảm thấy không được bình yên, không thỏa mãn trong đời sống tình cảm. Làm sao giải phóng được cả hai bên khỏi những áp lực đó là chuyện lớn, đòi hỏi những thay đổi căn bản trong quan niệm xã hội, chứ không phải chỉ ở cấp độ từng cá nhân.

* Các chị có nghĩ, một bà vợ giỏi giang quá, làm trụ cột tốt quá, sẽ khiến ông chồng “rảnh rỗi sinh nông nổi” không? Nói cách khác, phụ nữ nên làm trụ cột thế nào để đàn ông không ra khỏi nhà?

Chị Thúy Ái: Tôi không dựa vào đàn ông hoàn toàn nhưng cũng không tự lập thái quá. Tôi để chồng biết là “chúng ta cần nhau”. Đôi khi tôi phải yếu đuối để chồng giải quyết các việc (mà mình hoàn toàn làm được) như anh chọn mua giúp em cái tủ cho con, anh chở con đi mua sách vở, anh đưa con gái đi cắt tóc...

Ở nhà tôi, vợ nấu ăn, chồng cũng vào bếp phụ việc lặt vặt, nghe vợ kể chuyện linh tinh. Tôi thẳng thắn nói với chồng: “Em làm được hết nhưng em là phụ nữ, nên em cần anh”. Dù giỏi giang đến đâu thì các bà vợ cũng đừng bao giờ xem mình là sếp trong nhà, vì đàn ông không thích vợ cầm gậy chỉ huy.

Với con cái, tôi cũng không ôm hết mà giao trách nhiệm cho chồng: chọn trường, chọn sách, chọn nơi giải trí… cho con. Đàn ông có vợ ngoan, chuyện gì cũng nhất nhất nghe theo thì lại muốn vợ phải có chút cá tính của cô đối tác bốc lửa; có vợ giỏi thì muốn sự ủy mị yếu đuối của cô nhân viên; được vợ để tự do quá thì muốn bị quản lý và ngược lại.

Vì thế, tôi linh hoạt biến hóa tùy trường hợp. Mềm có, rắn có, khi là gấu khi là thỏ.

Phu nu kho hon dan ong, neu lam tru cot thi noi kho ay con tang gap 3 lan?

Chị Lê Thị Nhị: Tôi đã soạn sẵn một bí quyết “năm không” cho việc làm trụ cột an toàn của mình:

1. Không quên mình là vợ, là mẹ. Đàn ông thường sĩ diện nên phụ nữ làm trụ cột phải khéo léo, không chỉ đạo, không coi thường chồng để giữ quan hệ vợ chồng yên ổn. Người chồng sẽ dần thấu hiểu những gánh nặng trên vai vợ và sẵn lòng hỗ trợ vợ trong việc nội trợ, chăm lo gia đình.

2. Không quên đề cao vai trò “ông chủ” của chồng. Tôn trọng ý kiến, tranh thủ sự đồng tình của chồng để chồng luôn cảm thấy anh ấ y là đàn ông và sẽ cư xử như một người đàn ông.

3. Không nghĩ chồng không làm ra tiền là “đồ bỏ đi”. Nếu có lúc chồng không làm ra tiền nhưng biết thương yêu, chăm sóc vợ con, làm việc nhà… thì cũng là một người chồng “hết ý”. Thực tế, đã có không ít ông chồng dẹp bỏ sĩ diện, làm hậu phương cho vợ mà gia đình vẫn hạnh phúc.

4. Không “động chạm” khi bàn chuyện tiền bạc. Đàn ông không làm ra tiền sẽ cảm thấy tự ti. Vì thế, khi nói chuyện tiền nong, người vợ phải tế nhị. Tuyệt đối không nên bàn chuyện tiền trước mặt người ngoài.

5. Không đánh mất nữ tính trong mắt chồng. Nhiều người chồng thú nhận, vợ họ năng động, uy quyền chẳng khác một gã đàn ông. Sống với “nữ tướng” khiến người chồng luôn khát khao sự mềm mại, nữ tính.

Chị Phương Thảo: Tôi không nghĩ nguyên nhân người đàn ông ra khỏi nhà xuất phát từ việc người phụ nữ giữ vai trò trụ cột. Đó là lựa chọn của chính anh ta, không thể đổ lỗi cho phụ nữ. Một người đàn ông yêu gia đình sẽ biết mình có thể làm trụ cột ở phần nào của tòa nhà, chứ không phải là tìm một chỗ khác để làm trụ cột.

Vì công việc, tôi có cơ hội phỏng vấn nhiều người đàn ông, đa số họ rất mong được phụ nữ cùng gánh vác trách nhiệm kinh tế với mình để giảm bớt áp lực. Nhiều người nói, giá như vợ họ tích cực hơn trong chuyện kiếm tiền thì hay biết mấy, nhiều người thật tình thú nhận là họ chắc chắn không nuôi nổi vợ.

Vì vậy, gia đình ngày nay cần có nhiều trụ cột mới bền vững. Trong cuộc sống nhiều cạnh tranh, ông nào nói tại vợ làm trụ cột tốt quá nên chồng phải ra khỏi nhà là ngụy biện.

* Các chị dường như đều đang là trụ cột gia đình, vị trí đó có mang lại cho các chị hạnh phúc?

Chị Lê Thị Nhị: Trong gia đình tôi, vợ chồng đều là trụ cột, cùng chung tay xây dựng tổ ấm. Mỗi người có công việc của mình, biết cảm thông và chia sẻ với nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất. Dù bận rộn nhưng chúng tôi luôn dành thời gian cho gia đình vì cả hai cùng coi gia đình là số một. Tôi hạnh phúc vì người đàn ông của mình luôn yêu thương, chia sẻ với tôi mọi điều.

Chị Thúy Ái: Tôi hạnh phúc không phải vì vị trí trụ cột mà là vì đã đạt được những thỏa thuận trong gia đình. Nhiều lú c cũng mệt mỏi nhưng với tôi, gia đình là trên hết nên tôi luôn cố gắng. Tôi không làm gì phải hổ thẹn, hết lòng vì gia đình nên nếu chồng không tốt, tôi sẵn sàng chia tay, làm lại cuộc đời.

Phu nu kho hon dan ong, neu lam tru cot thi noi kho ay con tang gap 3 lan?
Chị Thúy Ái

Chị Phương Thảo: Tùy theo thời điểm, có lúc tôi làm trụ cột tình cảm, tinh thần, có lúc làm trụ cột kinh tế. Tôi vui vì tiếng nói của mình có trọng lượng và mình có quyền quyết định nhiều vấn đề; nhưng cũng khổ vì đôi khi thiếu thời gian cho con, cho bản thân và cả việc phải chịu trách nhiệm đối với những quyết định mình đưa ra.

Khi bắt đầu cuộc sống gia đình, tôi không ý thức là mình có làm trụ cột hay không, chỉ làm những việc tôi thấy cần làm và có thể làm một cách tự nhiên. Sau một quãng đường, ngẫm lại tôi mới hiểu, phụ nữ tự chủ, tự quyết sẽ có được niềm hạnh phúc mà người phụ nữ chỉ biết sống phụ thuộc không có.

Đó là một cuộc sống nhiều cơ hội, nhiều thử thách để mình biết mình làm được những gì, nên phát triển thế nào để không chỉ phục vụ cho gia đình mà còn theo đuổi được những ước vọng của bản thân. Theo tôi, cuộc sống như vậy mới đáng sống.

Phụ nữ làm trụ cột phải khác với đàn ông

Tôi và vợ học cùng trường, làm cùng ngành. Cô ấy có bản lĩnh và năng lực ở lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, về kinh tế gia đình thì tôi là người tạo ra nguồn thu nhập chính, vì lĩnh vực hoạt động rộng hơn.

Phu nu kho hon dan ong, neu lam tru cot thi noi kho ay con tang gap 3 lan?
Đạo diễn Nguyễn Thanh Tùng

Còn trong việc giải quyết các quan hệ gia đình, giáo dục con cái, tính toán thu chi… vợ tôi đóng vai chính. Làm trụ cột theo kiểu phụ nữ, tôi nghĩ phải khác đàn ông.

Thứ nhất, vai trò quyết định trong gia đình của phụ nữ, nếu có, phải được kết hợp giữa sự mạnh mẽ và cách hành xử tế nhị kiểu phụ nữ, nếu không dễ dẫn đến xung đột giữa các thành viên.

Thứ hai, dù có thế nào thì người phụ nữ vẫn phải tham gia công việc nhà theo chức năng, như làm bếp chẳng hạn, nếu họ chỉ chăm chăm làm kinh tế, làm trụ cột trong mọi việc thì dễ dẫn đến đổ vỡ quan hệ.

Đạo diễn Nguyễn Thanh Tùng - Truyền hình An Viên

Trường Sơn (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI