Phụ nữ Iran tố cáo "bệnh" bạo lực, tấn công tình dục trong ngành điện ảnh

04/04/2022 - 11:41

PNO - Nhiều phụ nữ Iran nói rằng bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc đã trở thành bệnh phổ biến ở nước này đồng thời kêu gọi cải cách cũng như quy trách nhiệm để có những hình phạt thích đáng.

Trong một tuyên bố mạnh mẽ vào hôm 2/4, hơn 200 phụ nữ - bao gồm một số nữ diễn viên Iran nổi tiếng nhất trong nước và quốc tế - đã lên án nạn bạo lực và quấy rối tình dục mà họ cho rằng đã trở thành "đặc hữu" của nền điện ảnh Iran.

“Không chỉ không có cơ chế ngăn cản những cá nhân có quyền lực thực hiện bạo lực, mà hiện tại còn có một thỏa thuận "ngầm" rằng việc gây bạo lực với phụ nữ trong không gian làm việc gần như bình thường hóa. Không có sự phản ứng nghiêm trọng nào nhằm đe dọa kẻ gây hấn”, nhóm này viết.

Trong số những người ký tên tố cáo nạn bạo lực, tấn công tình dục có nữ diễn viên Taraneh Alidoosti - người từng đóng vai chính trong The Salesman - phim đoạt giải Oscar của đạo diễn Asghar Farhadi năm 2016. Bên cạnh đó còn có: Hedieh Tehrani, Niki Karimi và Pouran Derakhshandeh, tất cả đều là những cái tên nổi tiếng của điện ảnh Iran.

Hàng trăm phụ nữ làm việc trong rạp chiếu phim cũng như ngàng công nghiệp điện ảnh Iran đã bị tấn công bạo lực “có hệ thống.
Hàng trăm phụ nữ làm việc trong rạp chiếu phim cũng như ngàng công nghiệp điện ảnh Iran đã bị tấn công bạo lực “có hệ thống"

Nhiều phụ nữ cũng tố cáo sự bất bình đẳng trong vấn đề tài chính và chênh lệch quyền và giới. Bên cạnh đó, họ yêu cầu phải có được quyền cơ bản nhất của con người, nghĩa là được làm việc trong một không gian an toàn, tránh bị bắt nạt, bạo lực và tấn công tình dục.

Nhóm này cũng kêu gọi thành lập một ủy ban với đại đa số là nữ bao gồm những người được giáo dục về cách đối phó với bạo lực tình dục để đứng ra tiếp nhận và xem xét các tố cáo một cách an toàn và riêng tư.

Họ cũng đề xuất bổ sung các cơ chế trong hợp đồng phim để bảo vệ phụ nữ và khiến những kẻ xâm hại phải chịu trách nhiệm thông qua các hình phạt tài chính cũng như bị đình chỉ công việc trong tương lai.

Điện ảnh Iran nổi tiếng khắp thế giới, đã sản sinh ra nhiều diễn viên tài năng đứng sau máy quay và đã giới thiệu nhiều tác phẩm giá trị tại các liên hoan phim quốc tế. Điện ảnh Iran cũng giành được rất nhiều giải thưởng danh giá ở các liên hoan phim quốc tế như Cannes, Oscar... Nhưng phía sau máy quay là nạn quấy rối tình dục, bạo lực vốn bị che mờ và đây có thể được xem là lần công khai vấn nạn đầu tiên trong ngành.

Thời điểm #MeToo lớn đầu tiên của Iran diễn ra vào tháng 9/2020, khi nhiều người Iran, trong đó có cả những người nổi tiếng đã lên mạng xã hội để kể lại trải nghiệm đau khổ của họ về lạm dụng tình dục.

Thảo Nguyễn (theo Aljazeera)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI