Phụ nữ Hàn Quốc tự tử cao nhất ở tuổi 20

06/08/2022 - 14:07

PNO - Phụ nữ ở độ tuổi 20 - 30 là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nhưng lại thiếu sự quan tâm đã dẫn đến sự gia tăng các vụ tự tử tại Hàn Quốc.

 

Phụ nữ trẻ Hàn Quốc ngày càng thấy bế tắc trong cuộc sống và tỷ lệ tự tử là những người ở độ tuổi 20-30
Phụ nữ trẻ Hàn Quốc ngày càng thấy bế tắc trong cuộc sống và tỷ lệ tự tử ở những người ở độ tuổi 20-30 đang tăng

Trầm cảm có thể ập đến với bất kỳ ai nhưng đối tượng dễ bị tổn thương nhất vẫn là phụ nữ. Vì phải chịu nhiều áp lực từ xã hội, công việc, kinh tế và đặc biệt là do gia tăng công việc nhà, chăm sóc con cái cũng như những lo lắng về sức khỏe khiến họ ngày càng gần như không tìm thấy niềm vui, lối thoát.

Theo một chuyên gia chuyên nghiên cứu về tự tử ở Hàn Quốc, phụ nữ ngày càng phải vật lộn với các dấu hiệu trầm cảm nhưng kể từ khi bắt đầu đại dịch thì tỷ lệ tự tử ở phụ nữ trẻ nhiều hơn. Kim Hyun-soo, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Tự tử Seoul, cho biết tự tử không chỉ là kết quả của sự lựa chọn cá nhân. Đó là điều mà toàn xã hội phải chịu trách nhiệm khi những người phụ nữ này bị đặt vào tình thế phải tìm đến cái chết. 

Khi đối diện với trầm cảm, ápo lực, phụ nữ trẻ dường như tìm đến cái chết dễ dàng hơn tìm một ai đó giúp đỡ
Khi đối diện với trầm cảm, áp ực, phụ nữ trẻ dường như tìm đến cái chết dễ dàng hơn tìm một ai đó giúp đỡ

Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Đằng sau điều này, có một số sự thật đáng lo ngại. Theo thống kê, vào năm 2020, một nửa số người chết ở độ tuổi 20 là do tự sát.

Theo Bộ Y tế và Phúc lợi, điều đáng ngạc nhiên hơn là cứ 5 người  được đưa đến phòng cấp cứu sau khi tự tử thì có 1 là phụ nữ ở độ tuổi 20. Con số này đã tăng 33,5% so với năm 2019. 

Lee Hyeon-jung, giáo sư Khoa Nhân học tại Đại học Quốc gia Seoul cho biết, có nhiều lý do đằng sau nỗi đau của phụ nữ: "Tôi đã gặp rất nhiều phụ nữ trẻ ngẫu nhiên cho nghiên cứu của mình. Đáng ngạc nhiên là hơn một nửa số người được phỏng vấn cho biết họ đang cảm thấy chán nản hoặc bị trầm cảm ít nhất một lần trong đời". Cô nhận ra COVID-19 và tác động của nó góp phần khiến họ cảm thấy chán nản. Theo Trung tâm Phòng chống Tự tử Seoul, số phụ nữ ở độ tuổi 20-30 sử dụng dịch vụ tư vấn đã tăng 40% sau đại dịch".

"Những người trẻ tuổi là những người làm việc và đóng góp cho xã hội trong nhiều thập kỷ tới. Vì vậy, nếu chúng ta để họ tự tử, toàn bộ xã hội sẽ mất đi lớp lao động kế thừa", GS Lee nói thêm.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để ngăn chặn nạn tự tử ở người trẻ, ngoài việc gia đình thấu hiểu, chia sẻ nỗi buồn, sự lo lắng của người trẻ, chính phủ còn phải có những chính sách để đưa những người phụ nữ này thoát khỏi tuyệt vọng và giúp họ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống. Giáo sư Lee Gi-yeon - Viện Phát triển Nguồn nhân lực Hàn Quốc về Y tế và Phúc lợi - cho biết: "Làm thế nào chúng ta có thể nghe từ thanh niên bên ngoài trường đại học? Làm thế nào chúng ta có thể biết thanh niên không có việc làm? Nếu họ cần sự trợ giúp của chuyên gia do trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác thì họ phải tìm đến ai? Việc tìm đến một ai đó giúp đỡ xem ra khó khăn hơn tìm cái chết và đó là bi kịch của người trẻ hiện nay".

Thảo Nguyễn (theo Korea Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI