Phụ nữ bao nhiêu tuổi mang thai tốt nhất?

28/12/2017 - 16:47

PNO - Sinh con là điều hạnh phúc, nhưng tuổi mang thai tốt nhất nên bắt đầu khi nào?

Tiến sĩ bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản N, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM cho rằng, độ tuổi làm mẹ tốt nhất trước hết cơ thể phát triển toàn diện để đảm nhiệm khả năng sinh sản tốt, vững vàng về kiến thức, định hình về tính cách, ổn định tâm lý, tự tin vào bản thân và độc lập về tài chính.

Phu nu bao nhieu tuoi mang thai tot nhat?
Nhiều sinh viên Đại học Sài Gòn ngồi nhờ bác sĩ Lê Thị Thu Hà tư vấn thêm về thuốc tránh thai hàng ngày trong chương trình "Sống chủ động: Không ai thay thế bạn!" do Báo Phụ Nữ TP.HCM và Công ty Bayer Việt Nam tổ chức.

Độ tuổi sinh sản tốt là không dưới 18 tuổi. Phụ nữ còn trẻ đã mang thai, lúc này cơ thể chưa phát triển đầy đủ và cũng chưa sẵn sàng về cả mặt tâm lý lẫn sinh lý nên dễ dẫn đến sẩy thai hoặc các hiện tượng khác như thai yếu, sinh non.

Bởi cơ thể người mẹ còn quá trẻ sẽ chưa phát triển đầy đủ, xương chậu chưa nở tốt dễ bị sang chấn khi sinh đẻ, tỷ lệ mổ lấy thai cũng cao hơn. Việc nuôi con của các bà mẹ trẻ cũng gặp không ít khó khăn do thiếu về tài chính lẫn kiến thức.

Ngược lại với phụ nữ trên 35 tuổi thì khả năng mang thai giảm so với độ tuổi dưới 30, và nguy cơ trẻ mắc bệnh down và các hiện tượng đột biến gene cũng tăng cao. Tỷ lệ này là 1/400 đối với độ tuổi 35 và sẽ dần tăng lên mức 1/109 ở các bà mẹ sinh con khi ở tuổi 40. Khi ở tuổi 45, nguy cơ này là 1/32 (so với tỉ lệ 1/1.500 ở tuổi 25). Ngoài ra, các nguy cơ khác như các dị tật, bệnh bẩm sinh do sự biến đổi gene.

Phu nu bao nhieu tuoi mang thai tot nhat?

 Như vậy độ tuổi mang thai tốt nhất trung bình khoảng 22 – 33 tuổi.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nếu chị em chưa có ý định sinh con vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoặc mới vừa sinh em bé nên chưa muốn sinh tiếp... thì có thể dùng các biện pháp tránh thai tạm thời để “hoãn binh”.

Phu nu bao nhieu tuoi mang thai tot nhat?
Sinh viên Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) cùng bác sĩ Hà quyết tâm sẽ sống chủ động để không mang thai ngoài ý muốn.

Chị em có thể dùng thuốc tránh thai hàng ngày đúng cách thì hiệu quả đến 99,7%; ngoài ra vẫn có thai sau khi ngừng thuốc, giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung, giảm thai ngoài tử cung, hành kinh đều, ra máu ít hơn, số ngày hành kinh ít hơn, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, có thể sử dụng ở bất kỳ tuổi nào từ vị thành niên đến mãn kinh; không ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Tuy nhiên, thuốc viên tránh trai hàng ngày có nhược điểm là phải uống đúng giờ...

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho rằng, lựa chọn biện pháp tránh thai nào cho phù hợp là cần thiết, ví dụ, nếu chồng đi làm ăn xa như thủy thủ một tháng mới "ghé nhà" một lần có thể dùng bao cao su, nhưng nếu vợ chồng gần gũi thường xuyên có thể dùng viên thuốc tránh thai hàng ngày.

Nhưng dù ngừa thai bằng biện pháp nào thì chị em nên được bác sĩ tư vấn kỹ vì tùy cơ địa, hoàn cảnh mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra cách ngừa thai phù hợp. Tuyệt đối tránh lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Phu nu bao nhieu tuoi mang thai tot nhat?
"Sống chủ động: Không ai thay thế bạn!" diễn ra tại Đại học Tôn Đức Thắng TP.HCM.

Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM cho biết, phụ nữ phải hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp. Đa số thuốc ngừa thai khẩn cấp trên thị trường đều có lượng progestin cao nên người sử dụng dễ bị tác dụng phụ là rong kinh, rong huyết, thậm chí vô kinh, vô sinh hoặc sẩy thai liên tục.

Việc dùng các biện pháp tránh thai là tốt nếu chưa muốn sinh con để tránh xảy ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn dẫn đến phá thai. Nếu phá thai chui hay phá thai phạm pháp thường được thực hiện ở các cơ sở không đủ điều kiện vô trùng, nên dễ bị nhiễm trùng cơ quan sinh dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau, thậm chí vô sinh, không thể làm được thụ tinh trong ống nghiệm.

Phu nu bao nhieu tuoi mang thai tot nhat?
 

Bên cạnh tuổi tác, chị em phụ nữ cần có sức khỏe tốt thì thai kỳ phát triển tốt, trẻ sinh ra được khỏe mạnh thông minh. Trước khi mang thai cần kiểm tra sức khỏe tổng quát. Những bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu … cần được điều trị ổn định trước khi mang thai.

Cần điều trị các bệnh phụ khoa như u buồng trứng, viêm sinh dục… trước khi mang thai để tránh những nguy cơ trên thai kỳ như sẩy thai nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng sơ sinh. Cân nặng trước khi mang thai cũng cần quan tâm. Những phụ nữ quá gầy (chỉ số cơ thể BMI <18) thường sinh non, sinh trẻ nhẹ cân. Những phụ nữ nặng cân dễ bị tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật.< p>

Hồ Ca - Phùng Huy

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI