PNO - PN - “Nếu phụ huynh (PH) bất ngờ gửi cho cô một lá thư, cô cảm thấy thế nào?”. Khi được hỏi, cô Uông Thị Mỹ Anh (giáo viên (GV) chủ nhiệm lớp 11, Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3, TP.HCM) hào hứng: “Chắc chắn tôi sẽ...
edf40wrjww2tblPage:Content
Nhiều ngần ngại, vì sao?
Chị Hà Thu Thủy (P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM) thừa nhận: “Con tôi học lớp 2, hệ bán trú ở trường tiểu học Kim Đồng. Tính ra, thời gian con tôi gặp cô giáo còn nhiều hơn gặp cha mẹ. Tôi chỉ biết nghĩ rằng trăm sự nhờ cô. Nhiều lúc tôi muốn gọi điện thoại hoặc gặp cô giáo để trao đổi về việc học của con nhưng không dám, vừa sợ làm phiền cô, vừa ngại ngùng. Một năm tôi được gặp cô hai lần, là lúc họp PH và trao cô chút quà nhân dịp 20/11. Lúc gặp, tôi cũng chỉ kịp nói câu cảm ơn, không dám trao đổi gì thêm. Gần đây con tôi sợ đến trường, nhiều bữa thấy mẹ đến đón là òa khóc, bảo rằng bị bạn bắt nạt và cô giáo bênh bạn, nhưng con không thể kể rành mạch chuyện bị bắt nạt thế nào. Thực lòng tôi rất muốn trò chuyện với cô nhưng cứ lừng khừng”.
Buổi họp PH là cơ hội không thể tốt hơn để PH trực tiếp trao đổi với GV về việc học của con em. Trong những buổi họp ấy, PH chất chứa bao nỗi niềm, thắc mắc về chuyện giáo dục, nhưng vẫn chưa mạnh dạn bày tỏ với GV. Ở những buổi họp này, phần tranh luận sôi nổi nhất lại là chuyện… đóng tiền. Mỗi lớp học có gần 50 học sinh, chỉ có vài PH nán lại trao đổi thêm vài câu với GV chủ nhiệm.
Chị Nguyễn Thị Thanh Bình (P.Phước Long B, Q.9, TP.HCM) chia sẻ: “Có con nhỏ, tôi thấy mình cũng như đa số PH khác, phó mặc con mình cho GV. Có PH thấy thông báo đóng tiền thì kêu ca, còn tất tần tật việc dạy dỗ thì “tùy cô giáo”, chẳng gặp GV chủ nhiệm một lần để hỏi han, phối hợp. Con bị điểm kém thì hoàn toàn là lỗi của GV, rằng tôi cũng đóng tiền đầy đủ mà con tôi học không giỏi là do cô không quan tâm.
GV cũng như bao người khác, phải lo cho gia đình riêng của mình, có con cái phải nuôi dạy, có công việc phải hoàn thành. Nhưng công việc của họ ảnh hưởng đến nhiều người, thuộc loại “làm dâu trăm họ” nên vừa ý người này, phật ý người khác là đương nhiên. PH muốn con mình được giáo dục kỹ lưỡng thì phải chủ động tạo mối liên lạc thường xuyên với GV để giúp cô hiểu hơn về con em của mình; còn nếu cứ xem cô như người xa lạ, lại đòi hỏi sự chu toàn từ người xa lạ ấy thì thật vô lý”.
Mối quan hệ “cùng tiến”
Chị Thanh Bình bộc bạch thêm: “PH cũng thường nghĩ, với lượng công việc khá lớn cần hoàn thành, sổ sách cần chu toàn mà GV phải làm hàng ngày thì việc PH liên hệ gần như là sự... làm phiền. Có hôm bé Bơ nhà tôi bị sốt mà không chịu nghỉ học. Tôi đưa bé đến trường, sau đó gọi cho cô thì cô không nghe máy, nhắn tin thì cô không trả lời. Trưa, tôi sốt ruột quá, chạy về xem con thế nào thì cô bảo có thấy tin nhắn nhưng thấy cháu vẫn chơi nên không nhắn lại cho PH.
Tôi hy vọng, đây chỉ là chuyện cá biệt và mong mỏi, GV lúc nào cũng mở rộng kênh thông tin để PH liên lạc. Chính những việc nhỏ như không trả lời điện thoại khi PH gọi, lờ đi tin nhắn của PH khiến những người làm mẹ như chúng tôi không mạnh dạn liên lạc nữa. Mối quan hệ giữa PH và GV phải là mối quan hệ cùng tiến, chứ bên lùi bên tiến thì thật khó phối hợp”.
Hiện nay, sổ liên lạc gần như là phương tiện duy nhất để PH và GV “thấy” được nhau, nhưng quyển sổ này chưa bao giờ phát huy hết vai trò của nó. Từng trang sổ liên lạc bỏ trống, chỉ có vài dòng báo bài qua loa của cô giáo và chữ ký xác nhận “đã xem” khô khốc của PH. PH có thể trách rằng “sao GV không ghi cụ thể hơn về tâm lý, lực học, điểm mạnh, điểm yếu của học sinh để PH nắm”, nhưng ít PH nghĩ được rằng, sao bản thân mình không đặt những câu hỏi thật cụ thể vào sổ liên lạc để GV trả lời.
Ngoài sự chủ động của PH và GV trong việc kết nối, nhà trường cũng có thể tạo thêm điều kiện để mối quan hệ này trở nên gần gũi hơn. Thầy Nguyễn Đạt Sử (Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3) cho biết: “Những năm gần đây, xét thấy nhu cầu được gặp gỡ, trao đổi giữa PH và GV, nhà trường đã chủ động sắp xếp hai buổi/tuần để PH được gặp GV chủ nhiệm. PH cần gặp GV, bước qua cổng trường là đến phòng tiếp khách, có GV chờ sẵn ở đó. Ban giám hiệu không cho rằng, mỗi GV tiếp PH hai buổi trong tuần là tăng thêm gánh nặng, bởi hơn ai hết, GV chủ nhiệm rất muốn gặp PH để hiểu thêm học sinh của mình, có như thế mới làm tốt nhiệm vụ”.
Cô Uông Thị Mỹ Anh, GV được nhiều PH cảm mến và thích gặp trực tiếp, chia sẻ: “Tôi chủ nhiệm lớp 1, trong lớp lúc nào cũng có một số học sinh “có vấn đề”, cần chăm sóc, dạy dỗ đặc biệt hơn. Như năm nay, có một em yếu về ngôn ngữ, hầu như không thể nói được với cô điều mình mong muốn. Tôi đã chủ động liên lạc với PH để hai bên phối hợp rèn luyện kỹ năng cho em ấy”.
Là GV tiểu học hơn 30 năm, cô Mỹ Anh cho rằng, GV rất cần được phối hợp chặt chẽ với PH. Khoảng cách giữa GV và PH là khoảng cách không đáng có, cần phải thay đổi. “Tôi biết nhiều PH ngại ngần vì thấy GV đã vất vả, nên không muốn làm phiền thêm. Nhưng, chúng tôi đã chọn nghề giáo là chọn vất vả rồi, PH không phải ngại”.
“Trên thương trường có mệt mỏi gì thì tìm về thiên nhiên, gia đình sẽ được chữa lành hết”, anh Nguyễn Văn Mết, Tổng giám đốc Công ty Met Foods nói.