Phóng sự ảnh: Trên đại công trường tu sửa cầu Long Biên

18/07/2015 - 10:29

PNO - PN - Sau 110 năm tồn tại, cây cầu Long Biên đã chính thức bước vào đợt tu sửa với quy mô lớn được Bộ Giao thông Vận tải khởi động từ đầu tháng 4/2015, với kinh phí 300 tỉ đồng, chia thành 2 giai đoạn.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien 

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng từ năm 1898 - 1902, đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng của cầu Long Biên những năm gần đây, Bộ GTVT đã đưa ra phương án gia cố, sửa chữa từ nay đến hết năm 2015. Theo đó, nhiều phương tiện bị hạn chế qua đây để đảm bảo an toàn và phục vụ thi công.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Ngay từ dưới chân cầu Long Biên (phía nội đô), người dân đi đường đã nhận thấy việc thi công của các công nhân trong dự án tu sửa này.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Tham gia thi công dự án khôi phục cầu Long Biên là các đơn vị công trình đường sắt đến từ nhiều vùng miền khác nhau như Công ty công trình đường sắt 798 (Hà Nội), Công ty công trình 875 (Đà Nẵng), Công ty quản lý đường sắt Thanh Hóa....

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Dự án đang bước vào thời kỳ cao điểm nhất của giai đoạn 1 với hàng trăm thợ thi công trên công trình. Với chiều dài cầu gần 2 km, công việc này cần tới hàng trăm thợ làm việc liên tục trong nhiều tháng.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Với kinh phí 300 tỉ đồng, dự án gia cố cây cầu được coi là chứng nhân lịch sử quan trọng của đất nước lần này lớn gấp 3 lần tổng kinh phí 2 đợt tu sửa lớn giai đoạn 1995 - 2010.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Trong quá trình tu sửa, nhiều lò nung được dựng ngay trên cầu để đảm bảo thi công. Những lò nung này hoạt động liên tục để nung những bu-lông nóng đỏ trước khi tán vào thành cầu.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Để đảm bảo bu-lông vẫn đủ nhiệt trước khi thi công, những người thợ này đã sử dụng biện pháp... tung hứng những bu-lông nóng đỏ để tiết kiệm thời gian, tránh làm bu-lông bị nguội. Cách làm này khiến nhiều người qua đường không khỏi giật mình bởi tính nguy hiểm.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Trong đợt sửa chữa lớn lần này, công trình sẽ được sơn sửa và thay thế toàn bộ các ốc vít cũ mòn.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Địa hình thi công cheo leo, nguy hiểm, đòi hỏi các thợ cầu phải làm việc rất tập trung để vừa đảm bảo chất lượng, vừa giữ an toàn.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Các công nhân phải thật chú ý để di chuyển trên địa hình thi công.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và giao thông đô thị đến năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu lập dự án khôi phục cầu Long Biên và phân kỳ đầu tư dự án thành 2 giai đoạn.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Trong thời gian này, người qua cầu gặp nhiều khó khăn. Tình trạng ùn tắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Nhiều người dân hiếu kỳ còn đứng lại xem các công nhân thi công.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Đến nay, nhiều thanh tà vẹt cũ mọt được thay mới bằng gỗ táu.

Phong su anh: Tren dai cong truong tu sua cau Long Bien

Theo kế hoạch, việc thi công, sửa chữa, gia cố sẽ diễn ra từ đây đến quý 4/2015. Sau đợt tu sửa này, cây cầu lịch sử với đoạn cầu chính vắt qua sông chỉ còn một nhịp nguyên bản sẽ tiếp tục ở lại với người dân Hà Nội.

TRẦN KHÁNG

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI