Phòng chống COVID-19, bạn đừng quên còn một “kẻ thù thầm lặng”

20/11/2021 - 08:47

PNO - Không chỉ gây ra những hậu quả nặng nề tại Việt Nam và trên toàn thế giới, đại dịch COVID-19 còn làm tăng nguy cơ đột quỵ, vì vậy, phòng ngừa COVID-19 đừng quên chúng ta còn có một “kẻ thù thầm lặng” mang tên đột quỵ.

Bài học quý giá từ dịch COVID-19

TPHCM đang bước qua một khoảng thời gian khó khăn, nguy hiểm khi đại dịch COVID-19 quay trở lại. Đó thật sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng trong lịch sử y khoa của Việt Nam khi ca mắc mới tăng theo cấp số nhân, biết bao gia đình phải mất đi người thân. Tuy giai đoạn hiện tại, TPHCM đã kiểm soát được dịch, tốc độ tiêm vắc xin COVID-19 đang được triển khai thuận lợi nhưng dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.

Không chỉ COVID-19, chúng ta có thể đang đối mặt với một kẻ thù vô cùng nguy hiểm khác -đột quỵ - Ảnh: Microlife
Không chỉ COVID-19, chúng ta có thể đang đối mặt với một kẻ thù vô cùng nguy hiểm khác -đột quỵ - Ảnh: Microlife

Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, song song nỗi sợ hãi, ám ảnh và mất mát, dịch bệnh cũng đã mang đến bài học quý giá về việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình, chúng ta chỉ có thể cùng nhau xây dựng một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc khi thật sự khỏe mạnh. Chính vì vậy, ngay lúc này mỗi người nên dành chút thời gian lắng nghe cơ thể mình mách bảo “không chỉ COVID-19, chúng ta có thể đang đối mặt với một kẻ thù vô cùng nguy hiểm khác mang tên đột quỵ”.

ThS-BS Trần Công Duy - Giảng viên Bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y Dược TPHCM, hội viên Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam cho biết, ở Ý, hơn 99% số bệnh nhân COVID-19 tử vong có các bệnh nền về tim mạch - chuyển hóa và 76% trong số họ bị tăng huyết áp.

ThS.BS Trần Công Duy: “Một hệ miễn dịch yếu hơn chính là lý do khiến những người bị tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn” - Ảnh: Microlife
ThS.BS Trần Công Duy: “Một hệ miễn dịch yếu hơn chính là lý do khiến những người bị tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn” - Ảnh: Microlife

“Tại các quốc gia châu Âu, dù hơn 90% người dân đã tiêm đủ số mũi vắc xin ngừa COVID-19 vẫn đang gặp tình trạng bùng phát dịch trở lại, chính phủ các nước này cũng phải đưa ra phương án đóng cửa để kiểm soát.

Bên cạnh đó, một hệ thống miễn dịch yếu hơn chính là lý do khiến những người bị tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn”, bác sĩ Duy cho biết thêm.

Nếu tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát sẽ làm tổn thương các động mạch, càng để lâu càng gây ảnh hưởng đến tim mạch bởi lúc này tim sẽ làm việc không ngừng để giúp cơ thể chống chọi với tình trạng huyết áp không ổn định. Cứ tiếp tục như vậy, quả tim sẽ suy yếu, khó có thể bơm máu và cung cấp oxy đến phổi cũng như các tế bào khác. Đến một thời điểm nhất định, một cơn đột quỵ sẽ cướp đi tất cả đều tốt đẹp mà bạn đang có, thậm chí tính mạng của bạn hoặc người thân cũng bị đe dọa.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 17 triệu người bị đột quỵ. Trong đó, khoảng 5 triệu người tử vong và 5 triệu phải gánh chịu hậu quả thương tật vĩnh viễn do đột quỵ gây nên làm gia tăng gánh nặng kinh tế cho cả gia đình và cộng đồng.

Còn Tổ chức Đột quỵ Mỹ thông tin khoảng 15% bệnh nhân bị đột quỵ có độ tuổi trong khoảng từ 18 tới 45 tuổi, tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị đột quỵ ngày càng tăng với 200.000 ca mắc mới đột quỵ và 11.000 tử vong do đột quỵ. Nguy hiểm hơn, đột quỵ ở người trẻ tuổi có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% các ca đột quỵ).

Làm sao để phát hiện, phòng tránh đột quỵ?

Trong bối cảnh hiện tại, bất cứ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của đột quỵ. Một khi xảy ra đột quỵ, bỏ lỡ “giờ vàng” cấp cứu, “kẻ thù” này sẽ khiến chúng ta gánh chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe, vật chất và tinh thần như yếu liệt tay chân, không tự chủ trong sinh hoạt, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Không ít bệnh nhân gặp di chứng, cảm thấy bất lực trong vận động, căng thẳng kéo dài, cáu gắt, tiêu cực... đặc biệt trong bối cảnh đột quỵ gia tăng do dịch bệnh hoành hành như hiện nay.

Chủ động lắng nghe sức khỏe của mình có thể phát hiện các “báo động” dù nhỏ nhất
Chủ động lắng nghe sức khỏe của mình có thể phát hiện các “báo động” dù nhỏ nhất

Vì vậy, mỗi người chúng ta cần chủ động thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực để phòng tránh đột quỵ, hạn chế những biến chứng nguy hại có thể xảy ra.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, luyện tập sức khỏe hợp lý, ngay lúc này, mọi người hãy chủ động lắng nghe sức khỏe của mình nhằm phát hiện các “báo động” dù nhỏ nhất. Do đó, mỗi gia đình nên trang bị các loại máy cần thiết để kiểm tra thân nhiệt, huyết áp, tim mạch của các thành viên thường xuyên, nhất là rung nhĩ.

Theo bác sĩ Duy, rung nhĩ là thuật ngữ khá phổ biến, được các bác sĩ chuyên khoa nhắc tới nhiều khi tư vấn cho bệnh nhân bị tăng huyết áp. Rung nhĩ xảy ra các tín hiệu xuất hiện bất thường và có mặt trong hai buồng trên của tim, gọi là tâm nhĩ, khiến chúng co bóp nhanh, liên tục và không đều đặn.

Bác sĩ Duy nói: “Nếu chúng ta chọn được máy đo huyết áp hiện đại, có tính năng thông minh sẽ hỗ trợ được người bệnh phát hiện rung nhĩ ngay khi đo huyết áp tại nhà. Nắm rõ các chỉ số huyết áp, rung nhĩ… được coi là bước nền đầu tiên để phòng tránh đột quỵ.

Người bệnh sẽ kịp thời phát hiện và khi được đưa đến bệnh viện có chuyên khoa sớm trong “giờ vàng” không chỉ cứu sống bệnh nhân mà còn hạn chế tối đa các di chứng về sau do đột quỵ gây nên”.

Tọa đàm trực tuyến “Bảo vệ gia đình phòng ngừa đột quỵ” ngày 22/11/2021
Tọa đàm trực tuyến “Bảo vệ gia đình phòng ngừa đột quỵ” ngày 22/11/2021

Là người phụ nữ hiện đại, thành đạt luôn có nhiều sự chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia đình trước COVID-19 cũng như những căn bệnh tiềm ẩn, nhất là đột quỵ, MC Thanh Giang đã tìm mua các thiết bị bảo vệ sức khỏe nổi tiếng hàng đầu thế giới như nhiệt kế hồng ngoại FR1MF1. Ngoài ra còn có máy đo huyết áp B3 AFIB ADVANCED và Máy đo nồng độ oxy OXY200 để sử dụng để bảo vệ mình và người thân.

Theo MC Thanh Giang các chỉ số mà những thiết bị này mang lại sự yên tâm và chủ động hơn cho chị trong tầm soát đột quỵ bởi thời điểm căng thẳng của dịch COVID-19.

Chị nói: “Trên thực tế, bạn bè, người thân xung quanh tôi cũng có người bị tăng huyết áp và nằm trong vùng nguy cơ của đột quỵ. Tôi có tìm hiểu và được biết, đột quỵ xếp hàng thứ 3 về bệnh tật gây tử vong và tàn tật, chỉ sau ung thư và tim mạch.

Trong giai đoạn dịch bệnh, các bác sĩ đã ra tuyến đầu, tăng cường điều trị, chăm sóc F0 nên phát hiện nguy cơ đột quỵ và kịp thời “giờ vàng” để cấp cứu người bệnh là ưu tiên hàng đầu của tôi sau phòng, chống dịch”.

Để hiểu rõ thêm về đột quỵ cũng như chế độ ăn uống, tập luyện đúng cách, hay những thiết bị y tế hiện đại giúp bạn có thể chủ động phát hiện nhanh và cho ra các chỉ số chính xác về huyết áp, rung nhĩ... Kính mời quý độc giả đón xem buổi Tọa đàm trực tuyến “Bảo vệ gia đình phòng ngừa đột quỵ” vào 20g00, ngày 22/11/2021 trên trang Fanpage Báo Phụ Nữ. Chương trình do Báo Phụ nữ TPHCM phối hợp cùng nhà tài trợ Microlife, Công ty cổ phần Thiết bị y sinh BIOMEQ tổ chức.

Chúng tôi tin chắc rằng Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc, MC Thanh Giang và ThS-BS Trần Công Duy - Giảng viên Bộ môn Nội tổng quát của Đại học Y Dược TPHCM, hội viên của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam sẽ mang đến cho quý độc giả những thông tin cụ thể nhất về “kẻ thù thầm lặng” này cũng như cách phòng tránh hiệu quả.

M.T.Quỳnh

Nguồn: Microlife 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI