“Phòng chống bạo lực gia đình - nạn nhân cần lên tiếng”: Hiểu để ứng xử phù hợp

23/12/2013 - 14:44

PNO - PN - Gần 100 đại biểu đến từ Hội LHPN 24 quận, huyện và đại diện cho CLB “Gia đình phòng chống tệ nạn xã hội”, các chuyên viên tâm lý đã tham dự buổi tọa đàm “Phòng chống bạo lực gia đình - nạn nhân cần lên tiếng”....

edf40wrjww2tblPage:Content

Chị Nguyễn Thị Ánh H., 44 tuổi (Q.Phú Nhuận) kể, lấy chồng năm 2001, một mình chị phải lo kinh tế cho cả gia đình. Chồng đã không nghề nghiệp ổn định, lại hay nhậu nhẹt, bù khú với bạn bè. “Mỗi lần chồng đi nhậu về là chửi mắng, đánh đập vợ con. Hàng xóm can ngăn không được, công an phường mời lên mấy lần, viết cam kết hứa sửa chữa, nhưng ông ấy chứng nào tật nấy. Năm 2011, chính quyền đưa ông ấy đi giáo dục cải tạo hơn một năm. Thay đổi được một thời gian, gần đây ông ấy vẫn ngựa quen đường cũ” - chị ấm ức kể.

Bà Nguyễn Thị Bích T., 55 tuổi (Q.Gò Vấp) uất nghẹn: “Tôi bị bạo hành 12 năm nay. Đang ăn cơm, tôi bị chồng cầm gậy tầm vông quất ngang lưng. Có lần ông ấy đánh tôi gãy tay...”. Các con bà khuyên mẹ dứt khoát chia tay với cha. Hiện bà đã ly thân với chồng.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cho rằng, bạo lực gia đình không chỉ có việc bạo hành về thể xác (đánh đập, hành hạ), bạo hành tình dục (cưỡng ép quan hệ vợ chồng khi không có sự đồng ý), bạo hành tinh thần (cố tình không nói chuyện, không đoái hoài trong khoảng thời gian dài) mà còn “bao vây” kinh tế, không cung cấp tiền, không cho vợ giao tiếp, cắt đứt mọi mối quan hệ bên ngoài...

“Phong chong bao luc gia dinh - nan nhan can len tieng”: Hieu de ung xu phu hop

Quang cảnh buổi tọa đàm

Thế nhưng, theo chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Ngọc, có đến 87% phụ nữ bị bạo hành không dám lên tiếng về hành vi của chồng vì sợ ảnh hưởng đến gia đình. Tuy nhiên, không phải 100% bạo lực gia đình đều do lỗi của đàn ông. Với câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ánh H., khi được chia sẻ, chị nhận ra rằng, chính vì sự tự chủ về kinh tế, nhiều việc không bàn bạc với chồng nên đã làm chồng tự ái vì mất vai trò người trụ cột trong gia đình. Còn bà Bích T. thì nhận ra rằng, trong một thời gian dài bị bạo hành nhưng vẫn cắn răng chịu đựng là do bà bị phụ thuộc hoàn toàn vào chồng về kinh tế.

Tham gia tọa đàm, anh Đào Quang Hữu, 46 tuổi, chia sẻ: “Những lúc vợ chồng mâu thuẫn, cãi nhau, vợ thường là người nói dai, nói dài… thành nói dở. Đàn ông hay tự ái, khi họ sai thì nên mềm mỏng, khéo léo góp ý, nếu không rất dễ xảy ra xung đột”.

ThS Hà Trung Thành - giảng viên Trường Cán bộ TP.HCM chia sẻ, cuộc sống khó khăn, áp lực cơm áo gạo tiền đã làm cho nhiều cặp vợ chồng trở nên căng thẳng. Vì vậy, cần phải thông cảm với nhau, đừng vô tình tạo cho nhau thêm áp lực. Hiện nay, Hội Phụ nữ đóng vai trò rất tốt trong việc chung tay kéo giảm bạo lực gia đình thông qua các CLB Phòng chống bạo lực gia đình, Địa chỉ thân thiện, Nhà tạm lánh... Khi xảy ra bạo hành, phụ nữ nên tìm đến Hội để nhờ sự can thiệp, tư vấn, trợ giúp về pháp lý. Cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương như: công an, UBND phường, xã… cũng đã tích cực vào cuộc ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về bạo hành gia đình, song để phòng ngừa tốt hơn, mỗi gia đình cần xây dựng các giá trị: tôn trọng (vợ chồng phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sở thích, sự khác biệt); sự đồng thuận (bất cứ chuyện gì cần phải có sự bàn bạc, thống nhất không nên một bên tự ý làm, để bên kia cảm thấy bị coi thường, tự ái); trách nhiệm (vợ chồng phải phân công trách nhiệm về kinh tế, việc nhà, nuôi dạy con cái) và cuối cùng là chia sẻ với nhau để nuôi dưỡng, duy trì tình yêu, hạnh phúc gia đình.

“Buổi tọa đàm đã nhận được nhiều đóng góp, sẻ chia kinh nghiệm bổ ích trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Thời gian tới, Thành Hội và các quận, huyện Hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất nội dung, tổ chức nhiều buổi tọa đàm tương tự, nhằm chung tay kéo giảm bạo lực gia đình, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em” - bà Trần Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Hội LHPN TP.HCM cho biết.

 Cao Hoài An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI