Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ nói không với tăng xin trần nợ công

16/11/2017 - 10:09

PNO - Phó thủ tướng Vương Đình Huê cho biết "Chính phủ nói không với tăng xin trần nợ công", thay vào đó Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính lập đề án giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, đảm bảo an toàn nợ công.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ tài chính sáng 16/11, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đặt câu hỏi, Bộ tài chính có biện pháp nào để cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hoá xuất nhập khẩu, bởi trong thời gian qua việc kéo dài thời gian thông quan của hàng hoá tại các cửa khẩu làm tăng chi phí, gây trở ngại cho DN.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì cùng 13 Bộ ngành xây dựng đề án giảm thiểu số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Đến nay, các Bộ chuyên ngành đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng danh mục các hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành.

Theo Bộ trưởng Dũng, 28% thời gian thông quan nhanh hay chậm là do Hải quan, còn lại 82% là trách nhiệm các bộ ngành thể hiện qua việc tiền kiểm, kiểm tra chuyên ngành. Bên cạnh đó, có nhiều loại hàng hóa phải chịu sự kiểm tra chuyên ngành của nhiều Bộ. Ví dụ sữa chua, sữa bột khi nhập khẩu phải có 2 giấy phép của Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT, chịu sự kiểm tra chuyên ngành của cả 2 Bộ.

Pho Thu tuong Vuong Dinh Hue: Chinh phu noi khong voi tang xin tran no cong
 

“Khâu này hiện chúng ta rất yếu, một phần thiếu cả quy chuẩn tiêu chuẩn, có sự chồng chéo, chủ yếu do các đơn vị sự nghiệp công lập của các Bộ”, Bộ trưởng Dũng thừa nhận.

Hiện, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ ngành xây dựng 10 điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung, thực hiện kiểm tra tại chỗ để phục vụ thông quan nhanh. Tuy nhiên, các điểm kiểm tra chuyên ngành hiện mới chủ yếu làm được nhiệm vụ tư vấn. Các bộ ngành đã vào cuộc nhưng kết quả chưa được nhiều.

Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp và đôn đốc các Bộ ngành rà soát lại danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu đang phải làm nhiều thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Hướng tới mục tiêu giảm tiền kiểm tăng hậu kiểm, cắt giảm các thủ tục…

Nhận định nợ công tăng nhanh là rất đúng!

Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) về vấn đề nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thẳng thắn: “Nhận định nợ công tăng nhanh rất đúng”. Tuy nhiên, Việt Nam đang kiểm soát nợ công chậm lại. Cụ thể, giai đoạn 2011 -  2015, nợ công gia tăng bình quân/năm là 18,9%, năm 2016 tăng 15% và 2017 là 9%. Do đó, Bộ trưởng nhận định, Việt Nam đang kiểm soát nợ công chậm lại.

Theo Bộ trưởng Dũng, Việt Nam đang triển khai nhiều biện pháp để kiếm soát nợ công, cụ thể như trong Kế hoạch tài chính 5 năm, các chỉ tiêu trần nợ công đã được đưa vào Nghị quyết Quốc hội; hoàn thiện Luật nợ công sửa đổi…

Bộ trưởng Dũng khẳng định, bước đầu nợ công đã được cơ cấu lại, kiểm soát nợ công có kết quả, vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Bước đầu kiểm soát được mức độ gia tăng. Thực hiện kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu, cơ cấu lại trái phiếu CP. Hiện nợ trong nước gần 61% trên tổng số nợ công. Nợ nước ngoài hơn 39%.

Tuy nhiên, ngay sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Dũng, Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) tranh luận, vấn đề con số kiểm soát nợ công chỉ là "cái vỏ bên ngoài". Linh hồn phải là hiệu quả của đầu tư công ra sao?

Pho Thu tuong Vuong Dinh Hue: Chinh phu noi khong voi tang xin tran no cong
Đại biểu Tuấn yêu cầu làm rõ hiệu quả đầu tư công để tránh thiệt hại kép

Đại biểu TP Hà Nội phân tích, nợ công không xấu nhưng đầu tư không hiệu quả thì rất xấu vì sẽ thiệt hại kép. Thứ nhất phải áp lực trả nợ gốc và lãi, bên cạnh đó phải trả bù lỗ cho các DN đầu tư không hiệu quả.

“Điển hình như vừa rồi có 12 DN, Tập đoàn đầu tư không hiệu quả, đội vốn đầu tư và thất thoát rất nhiều tiền, bên cạnh đó bù lỗ cho quá trình hoạt động. Như vậy, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nền kinh tế nước ta và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”, đại biểu Tuấn nhấn mạnh.

Tuấn Minh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI