Những ngày ngày, không khí tại phố Hàng Mã, Hàng Lược… vô cùng nhộn nhịp. Hàng ngàn người chen nhau đến đây vui chơi, “check in” chụp ảnh, mua các món đồ chơi, đồ trang trí Tết Trung thu.
Vào buổi tối, khi thời tiết đã mát mẻ hơn, nơi đây càng đông đúc.
Phố Hàng Mã (đoạn từ ngã tư Hàng Cót - Hàng Gà đến ngã tư Hàng Đường - Đồng Xuân), Hàng Lược, Hàng Rươi, Hàng Chai, Hàng Khoai (đoạn từ ngã tư Đồng Xuân - Hàng Giấy đến ngã ba Hàng Khoai - Hàng Lược) đã được rào chắn để phục vụ ngày lễ.
Từ 7g - 22g, các tuyến phố này được rào chắn để cấm các phương tiện lưu thông.
Nhiều em nhỏ được cha mẹ đưa đi chơi dịp Quốc khánh và đón Tết Trung thu sớm.
Năm nay, hàng hóa được bày bán ở phố Hàng Mã đa phần là đồ chơi truyền thống như đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ… được sản xuất tại Việt Nam. Đồ chơi truyền thống chiếm khoảng 60%, số còn lại là hàng đã nhập khẩu từ năm trước.
Các tiểu thương chia sẻ, 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Trung Quốc hạn chế lưu thông hàng hóa qua các cửa khẩu nên đồ chơi ngoại khó vào thị trường Việt Nam, hàng nội bớt bị cạnh tranh về giá cả, mẫu mã.
Chị Nguyễn Thị Lan (tiểu thương tại phố Hàng Mã) cho biết: "Thời gian này, phần lớn người dân đến để vui chơi, thăm thú và ngắm đèn. Khi cận Tết Trung thu thì họ mới mua sắm nhiều".
Tranh thủ dịp nghỉ lễ Quốc khánh, hàng ngàn người đổ về phố Hàng Mã chơi Trung thu sớm.
Chị Hương, một tiểu thương tại phố Hàng Mã, cho biết, năm nay chị nhập hàng ít hơn so với mọi năm và chủ yếu nhập các mặt hàng đồ chơi Trung thu truyền thống.
Phố Hàng Mã nhộn nhịp, đông đúc trong buổi tối 1/9.
Càng về tối, lượng người đổ về đây càng đông.
Chị Nguyễn Thị Hương (ngụ quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Biết nơi đây rất đông nhưng gia đình tôi vẫn quyết định cho cháu đi đón Trung thu sớm. Dù có nhiều nơi đông đúc nhưng Hàng Mã vẫn cho cảm giác khác lạ. Hơn nữa, ở Hà Nội cũng không có nhiều chỗ để chơi".
Nhiều người đến phố Hàng Mã ngắm lồng đèn như một cách ôn lại ngày xưa.
Nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày, thay vì về quê, nhiều người chọn nghỉ lễ tại Hà Nội.