Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Ngọc Khái: Nên sử dụng bột ngọt ở mức nhiệt độ nấu ăn nào?

23/02/2023 - 10:20

PNO - Bột ngọt là gia vị phổ biến trong nêm nếm, tẩm ướp món ăn, tuy nhiên một số ít người cho rằng không nên nêm bột ngọt vào lúc đang nấu món ăn mà chỉ nêm lúc món ăn đã nguội. Liệu quan niệm này có đúng không, cùng nghe phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Ngọc Khái, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam giải đáp.

Bột ngọt và nhiệt độ nấu nướng

Liên quan đến thắc mắc về bột ngọt và nhiệt độ nấu nướng, phó giáo sư - tiến sĩ Khái cho biết, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nhiệt độ nấu nướng hằng ngày chỉ dưới 270°C, ví dụ món luộc thì nhiệt độ khoảng từ 100 - 130°C, món chiên rán dùng dầu ăn nhiệt độ khoảng 175 - 199°C, món nướng nhiệt độ tối đa không vượt quá 270°C... Trong khoảng nhiệt độ đun nấu thông thường nói trên, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy bột ngọt không bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe. Do vậy, có thể nêm nếm bột ngọt vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn, tùy theo món ăn và thói quen nêm nếm.

Ở nhiệt độ nấu ăn thông thường (dưới 270°C), bột ngọt an toàn dù nêm vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn
Ở nhiệt độ nấu ăn thông thường (dưới 270°C), bột ngọt an toàn dù nêm vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn

Hiện nay, bột ngọt được dùng phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Do khác biệt về văn hóa và thói quen nấu nướng tại mỗi quốc gia, bột ngọt có thể được nêm trực tiếp trong quá trình nấu nướng hoặc gián tiếp thông qua các gia vị tổng hợp như hạt nêm, nước xốt, thực phẩm chế biến sẵn đã bổ sung bột ngọt...

Bột ngọt được đánh giá là gia vị an toàn

Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Ngọc Khái cho biết, bột ngọt được ra đời đầu tiên vào năm 1909 tại Nhật Bản mang tên AJI-NO-MOTO. Từ đó đến nay, bột ngọt đã được các tổ chức y tế, sức khỏe uy tín trên thế giới như JECFA (Ủy ban các chuyên gia về phụ gia thực phẩm thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới), EC/SCF (Ủy ban Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu), FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ), Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi Nhật Bản khẳng định là gia vị an toàn cho mọi đối tượng. Tại Việt Nam, Bộ Y tế Việt Nam cũng đưa bột ngọt vào danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em từ giai đoạn bào thai, bú sữa mẹ
Bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em từ giai đoạn bào thai, bú sữa mẹ

Phó giáo sư - tiến sĩ Khái cũng chia sẻ thêm, các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy phụ nữ mang thai có thể sử dụng bột ngọt mà không ảnh hưởng tới thai nhi. Hội Nhi khoa Hoa Kỳ cũng kết luận, việc cung cấp bột ngọt cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú không gây ra triệu chứng bất lợi đối với trẻ bú sữa mẹ hoặc tác động đến việc tiết sữa mẹ. Đối với trẻ em, phó giáo sư - tiến sĩ Khái cho biết, JECFA đã kết luận, trẻ em có thể chuyển hóa bột ngọt tương tự người trưởng thành và không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng bột ngọt. Như vậy, bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em từ giai đoạn bào thai, bú sữa mẹ đến giai đoạn sau cai sữa và ăn thực phẩm.

Ngọc Nga

Nguồn: Ajinomoto

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI