Phim Việt 'đãi vàng trong cát' tìm biên kịch

09/06/2017 - 13:08

PNO - 2017 có thể xem như năm 'hạn' của kịch bản gốc trên cả màn ảnh lớn lẫn nhỏ khi nhìn đâu cũng thấy phim làm lại.

Hàng loạt phim làm lại (remake) từ nước ngoài, phim “hóa phép” từ kịch đang được nhộn nhịp triển khai trong năm 2017 và sự sụt giảm 25% doanh thu trên một phim Việt phát hành là bằng chứng cho thấy tình trạng phim Việt thiếu kịch bản hay ngày càng đáng báo động.

Phim Viet 'dai vang trong cat' tim bien kich

Em chưa 18 - một kịch bản gốc, thuần việt - đạt doanh thu cao kỷ lục và được các nước ngỏ ý mua bản quyền làm lại cho thấy các biên kịch Việt vẫn có thể tạo ra phim hay mà không cần vay mượn, sao chép kịch bản nước ngoài.

2017 có thể xem như năm “hạn” của kịch bản gốc trên cả màn ảnh lớn lẫn nhỏ khi nhìn đâu cũng thấy phim làm lại. Hàn Quốc đứng đầu danh sách các nước được nhiều nhà làm phim Việt Nam mua bản quyền Việt hóa: 200 pounds beauty biến thành Sắc đẹp ngàn cân, Spellbound thành Yêu đi, đừng sợ, Sunny thành Ngựa hoang, Speed scandal thành Ông ngoại tuổi băm, My sassy girl thành Cô nàng ngổ ngáo

Ngoài Việt hóa, các nhà làm phim còn “hóa phép” các vở diễn nổi tiếng của sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, Thế giới trẻ thành phim như Xóm trọ 3D, Chuyện tình Bangkok, Hợp đồng mãnh thú, Ma nữ si tình

Không phải đến nay giới làm phim mới nhận ra phim Việt ngày càng thiếu kịch bản hay mà từ năm ngoái, việc hàng loạt phim ra rạp ngã ngựa (“quán quân” phòng vé như Tấm Cám: Chuyện chưa kểNắng cũng chỉ đạt mức xấp xỉ 70 tỷ đồng) đã cảnh báo sự xuống dốc của kịch bản Việt.

Theo ông Dong Won Kwak, TGĐ Công ty CJ CGV Việt Nam, dù doanh thu thị trường phim năm 2016 tăng nhưng doanh thu trung bình trên một phim Việt lại giảm 25%. Có bột mới gột nên hồ. Chân lý đó đã được chứng minh sống động bằng thành công của Em chưa 18 - một phim 100% VN, đạt doanh thu 170 tỷ và đang được Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ ngỏ ý mua bản quyền làm lại.

Phim Viet 'dai vang trong cat' tim bien kich

Em là bà nội của anh - một phim remake đạt kỷ lục doanh thu 100 tỷ đầu tiên của phim Việt

Cuộc thi Nhà biên kịch tài năng 2017 do CGV phát động đang được chờ đợi sẽ tìm ra những cây bút giỏi giúp giải nguy cho phim Việt trong tương lai. Nền tảng một bộ phim hay là kịch bản. Muốn có kịch bản hay phải có biên kịch giỏi mà đội ngũ biên kịch hiện nay đa số xuất thân là nhà văn hoặc tay ngang, chứ ít người được đào tạo bài bản. Từ trước đến nay, việc đào tạo biên kịch ở VN vẫn có, thông qua hai đầu mối chính là Khoa Biên kịch - Trường ĐH SK-ĐA Hà Nội và TP.HCM.

Các hãng phim cũng có đội ngũ biên kịch riêng. Ngoài ra hàng năm, Hội Điện ảnh Hà Nội hay TP.HCM đều có những trại sáng tác hoặc mở lớp nghiệp vụ biên kịch ngắn hạn dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kịch bản đến từ những nguồn này vẫn khó đáp ứng nhu cầu sản xuất phim ngày càng cao. Nhà sản xuất - đạo diễn Charlie Nguyễn chia sẻ: “Một kịch bản đi vào sản xuất phải đáp ứng nhiều yếu tố chứ không phải chỉ hay là đủ. Bằng chứng là trước Em chưa 18, hãng Chánh Phương đã có trong tay các kịch bản Dòng máu anh hùng 2, Tèo em 2 nhưng đến giờ vẫn chưa thể khởi động”.

Hiệu quả tìm kiếm biên kịch ở Nhà biên kịch tài năng được tối ưu bằng cơ hội để các thí sinh được những đạo diễn và nhà sản xuất trực tiếp hướng dẫn phát triển kịch bản, giới thiệu sản phẩm tới các nhà sản xuất phim. Sau cuộc thi, thí sinh được quyền sử dụng kịch bản của mình cho các mục đích khác, kể cả việc sản xuất phim thương mại.

Phim Viet 'dai vang trong cat' tim bien kich
Sắc đẹp ngàn cân sắp lên sóng màn ảnh Việt

Những kịch bản được chọn, CGV sẽ hỗ trợ kinh phí sản xuất và đảm nhận luôn công tác phát hành. Đây là giải pháp thực tế, tránh tình trạng kịch bản hay thì nhiều nhưng không thể đưa vào sản xuất. Đạo diễn - biên kịch Đức Thịnh, thành viên BGK - cho biết: “Không nên lầm tưởng có ý tưởng thì sẽ có kịch bản hay mà nội dung thể hiện trong kịch bản mới quan trọng. Mỗi ngày, tôi nhận được nhiều kịch bản có nội dung hời hợt, không đáp ứng được nhu cầu thị trường nên không thuyết phục được nhà sản xuất”. Charlie Nguyễn đồng tình: “Ý tưởng thì ai cũng có, nhưng cái khó là biến nó thành kịch bản”.

Một bộ phim hay chắc chắc phải xuất phát từ một kịch bản hay. Phim Việt muốn thoát khỏi thảm cảnh thua trên sân nhà, không cách nào khác là phải đẩy mạnh đầu tư cho khâu biên kịch. Việc một đơn vị phát hành phim như CGV mở ra sân chơi tìm kiếm biên kịch được kỳ vọng sẽ là cú hích lạc quan cho phim Việt trong tương lai. Còn hiện tại, khán giả đành phải tạm xem những sản phẩm vay mượn, sao chép từ 
nước ngoài. 

Dù số phim Việt ra rạp nhiều hơn trước nhưng cũng mới chỉ chiếm 25% thị phần do thiếu kịch bản hay để sản xuất.

Ông Đỗ Duy Anh - Phó cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam: 

Thù lao cho một kịch bản phim điện ảnh trong nước trung bình là 300 triệu đồng. Nếu người viết là cây bút có tên tuổi hoặc kịch bản hay, giá có thể lên đến 400-500 triệu đồng.

Hương Nhu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI