Philippines tơi tả vì siêu bão Haiyan

11/11/2013 - 14:57

PNO - PN - Không thể nói là bão Haiyan “đổ bộ” vào Philippines một cách bất ngờ. Từ thứ Năm 7/11, Tổng thống Benigno S. Aquino III đã cảnh báo trên hệ thống truyền hình toàn quốc là “đất nước đứng trước một thảm họa”, yêu cầu...

edf40wrjww2tblPage:Content

Clip ghi nhận sự hủy diệt tàn khốc của siêu bão Haiyan ở thành phố Tacloban

Tổng thống Aquino đã đích thân đôn đốc việc phòng chống siêu bão, điều mà ông gọi là “giống như chuẩn bị một cuộc chiến” bằng cách điều động ba máy bay vận tải hạng nặng C-130 cùng 32 chiếc trực thăng quân sự, 20 tàu vận tải luôn trong trình trạng sẵn sàng.

Ở các tỉnh Cebu và Leyte, mọi hệ thống điện đều bị cắt, toàn bộ phương tiện di chuyển đường bộ và ven biển đều đình hoãn. Thậm chí, việc vận chuyển bằng xe buýt cũng bị tạm ngưng. Trường học, văn phòng và cửa hàng ở khu vực miền Trung Philippines đều đóng cửa; các bệnh viện, các đơn vị cứu hộ và lực lượng quân đội được đặt trong tình trạng ứng chiến.

Philippines toi ta vi sieu bao Haiyan

Thành phố Tacloban có 200.000 dân thì 10.000 người đã chết vì bão Hayan -Ảnh: EPA

Thế nhưng, mọi cảnh báo dường như đã không lường hết sức tàn phá của siêu bão mà nhiều người cho là lớn nhất trong lịch sử thiên tai của Philippines. Dù đã dự báo và tuân thủ nghiêm ngặt mọi biện pháp phòng chống, thảm họa vẫn xảy ra hôm thứ Sáu 8/11. Một nhà báo Mỹ đã nói: “So với Haiyan thì siêu bão Katrina chỉ là một cơn giông”. Bão Katrina đã tàn phá miền Đông nước Mỹ vào năm 2005 (được cho là thiên tai kinh khủng và tốn kém nhất lịch sử nước này kể từ trận động đất năm 1906), hậu quả của nó đến nay còn chưa khắc phục được hoàn toàn.

Chỉ mới hôm 9/11, số người chết được thông báo khoảng 1.200 đến 1.500 người, nhưng đến Chủ nhật, con số này đã vượt qua 10.000 người, số người bị thương thì chưa thể thống kê nổi. Theo Hội Chữ thập đỏ Philippines, chỉ riêng thành phố Tacloban, tỉnh Leyte, đã có hơn 1.000 người chết, tỉnh Samar kế cận là hơn 200 người chết. Theo ông Dominic Petilla, tỉnh trưởng Leyte, dự kiến số người chết tại Leyte vào khoảng 10.000 người, phần lớn chết đuối và bị đè chết do nhà cửa sụp đổ.

Philippines toi ta vi sieu bao Haiyan

Người dân Philippines chạy bão - Ảnh: AP

Philippines toi ta vi sieu bao Haiyan

Tàu chở hàng bị sóng lớn đẩy vào đất liền. Ảnh: EPA

May mắn là hơn một triệu người đã được sơ tán khỏi các khu vực nguy hiểm trước khi bão đến. Tuy vậy, hiện đang có đến bốn triệu người bị ảnh hưởng nặng nề vì nhà cửa bị phá hủy, gia sản dành dụm cả đời coi như tan thành mây khói.

Ông Jim Pe, Phó thị trưởng thành phố Busuanga, hòn đảo cuối cùng cơn bão đi qua trước khi tiến vào biển Đông, cho biết: “Hầu hết nhà trên đảo đều bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hại nặng”. Ông Pe mô tả âm thanh khi luồng gió đi ngang qua nhà ông: “Tiếng động ấy giống như khi một chiếc 747 bay ngang qua đầu tôi”. Ông cho biết, nhiều người láng giềng đã xuống tầng hầm nhà ông để tránh bão, khi trở lên, nhà của họ đã bị phá hủy hoàn toàn. “Tình trạng đó xảy ra rất nhiều ở Busuanga”, ông Pe nói.

Philippines toi ta vi sieu bao Haiyan

Thành phố Tacloban tan hoang sau bão -Ảnh: Reuters

Philippines toi ta vi sieu bao Haiyan

Bão qua, Tacloban như bãi chiến trường -Ảnh: AP/Images

Việc cứu trợ và khắc phục hậu quả cơn bão được dự báo rất khó khăn do mọi phương tiên liên lạc gần như đều bị tàn phá, hệ thống điện thoại và phát điện tê liệt do phần lớn các trụ điện đều gãy đổ trên đường cơn bão đi qua. Phương tiện liên lạc, kể cả điện thoại di động, đều bị hỏng hóc. Do đó, hiện ngay cả các quan chức cao cấp của chính phủ cũng không thể xác nhận chính xác thiệt hại về người và vật chất ở Philippines. “Chiến dịch tìm kiếm những người mất tích đã được tiến hành. Con số thương vong có thể tăng cao, nhưng vào lúc này, không ai có thể đưa ra được con số chính xác, bởi mọi hệ thống phục vụ cho việc thông tin liên lạc cũng như cho nhu cầu tối thiểu của người dân như điện thoại, điện, nước, y tế đều đã bị hủy hoại nghiêm trọng”, Bộ trưởng Nội vụ Philippines Mar Roxas nói.

Tổng thống Benigno S. Aquino III thừa nhận “con số thương vong nhiều khả năng sẽ tăng cao nhưng vào lúc này, ưu tiên số một của chính phủ là thiết lập lại hệ thống điện nước và thông tin tại các vùng bị bão tàn phá để tạo tâm lý yên ổn trở lại cho người dân cũng như điều kiện cho các nhóm cứu trợ làm việc”. Các sân bay địa phương trong vùng bão đều bị tàn phá, phương tiện đưa hàng cứu trợ khẩn cấp đến người dân chỉ là trực thăng.

 THIỆN NGA

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI