Philippines: Sinh viên phải trồng 10 cây xanh mới được tốt nghiệp

30/05/2019 - 14:22

PNO - Trước tình trạng diện tích rừng ngày càng thu hẹp, Philippines tìm cách tăng cường thói quen bảo vệ, chăm sóc thiên nhiên cho các thế hệ học sinh, sinh viên thông qua dự luật mới.

Từ năm 1990 đến 2005, Philippines đã mất 32,3% diện tích rừng. Khai thác gỗ bất hợp pháp luôn là một vấn đề lớn đối với đất nước, nhưng vào giữa tháng 5/2019, Hạ viện Philippines đã đưa ra một cách xử lý vấn đề mới bằng dự luật yêu cầu mỗi sinh viên trồng 10 cây xanh trước khi tốt nghiệp.

House Bill 8728, hay “Đạo luật tốt nghiệp vì môi trường”,  đề xuất bởi Gary Alejano và Strike Revilla, hiện đang được chuyển cho Thượng viện phê duyệt.

Đại biểu Gary Alejano giải thích trong ghi chú của dự luật: “Sáng kiến ​​này, nếu được thực hiện đúng cách, sẽ đảm bảo rằng ít nhất 175 triệu cây mới được trồng mỗi năm. Trong một thế hệ, không ít hơn 525 tỷ cây có thể được trồng theo sáng kiến ​​này".

"Ngay cả với tỷ lệ sống sót chỉ 10%, điều này nghĩa là sẽ có thêm 525 triệu cây xanh cho thanh thiếu niên, khi họ đảm nhận vai trò lãnh đạo trong tương lai"

Philippines: Sinh vien phai trong 10 cay xanh moi duoc tot nghiep
Khoảng rừng ở khu vực "Đồi chocolate" ở Philippines.

Kể từ năm 2015, diện tích rừng ở Philippines đã tăng nhẹ nhờ các sáng kiến ​​của chính phủ và tăng cường thực thi pháp luật nhằm giải quyết nạn khai thác gỗ bất hợp pháp trên diện rộng của đất nước.

Theo Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, chỉ riêng trong năm 2012, đã có 221.763 ha rừng được trồng ở Philippines.

Dự luật mới yêu cầu tất cả học sinh tiểu học, trung học và đại học phải trồng ít nhất 10 cây trước khi tốt nghiệp. Không rõ điều này có nghĩa là một sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ trồng 30 cây, hay chỉ 10 cây trong suốt thời gian đi học.

Một số cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý việc thành lập các vườn ươm, sản xuất cây giống và chuẩn bị địa điểm.

Đây không phải là lần đầu tiên ý tưởng trồng cây được đưa ra bởi chính phủ Philippines. Vào năm 2012, một dự luật tại thượng viện cũng được đệ trình nhằm bắt buộc người dân trồng cây, theo cách rất giống với dự luật mới này.

Mặc dù những nỗ lực lập pháp này tương đối tích cực, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là quy định của chính phủ đối với các ngành được hưởng lợi từ việc gây ô nhiễm hoặc phá rừng là cách tốt nhất để quốc gia giải quyết bài toán môi trường.

Ngoài ra, dù trồng cây mới là việc làm đáng giá, các khu rừng phát triển cũ chứa nhiều giá trị về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái, chẳng hạn như khả năng của cây già hơn để cô lập nhiều carbon hơn so với cây mới hơn.

Và trong khi Philippines đang tiến một bước để giải quyết vấn đề về cây của mình, thì đây là thời điểm tốt nhất để xem xét tình hình của mỗi quốc gia.

Dự báo cho thấy 3 triệu ha rừng ở Úc có khả năng biến mất vào năm 2030, và đầu năm 2019, các công viên quốc gia Mỹ đã bị tàn phá bởi chính những người trồng rừng sau khi chính phủ tạm ngưng hoạt động.

Trồng thêm hàng triệu cây chắc chắn là điều tất cả các quốc gia nên xem xét để giảm thiểu một số thiệt hại do phá rừng đã gây ra. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cứu những khu rừng chúng ta hiện có.

Tấn Vĩ (Theo Science Daily, CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI