Phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc cũng 'tiền mất, tật mang'

03/11/2014 - 13:48

PNO - PNO - Phẫu thuật thẩm mỹ được xem là ngành công nghiệp hái ra tiền cho Hàn Quốc với hơn 5 tỷ đô la Mỹ thu về mỗi năm. Tuy nhiên, đất nước có nền công nghiệp thẩm mỹ phát triển bậc nhất thế giới đang phải đối mặt với...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Nhiều người phải chịu cảnh “tiền mất tật mang” và ngậm đắng nuốt cay khi đã không đẹp nay lại càng xấu hơn.

Phau thuat tham my o Han Quoc cung 'tien mat, tat mang'

Chị Kim Bok- soon cay đắng khi “tiền mất tật mang”

Chị Kim Bok-soon không hài lòng với sống mũi của mình. Nghe theo lời của một thầy bói ở Hàn Quốc, chị muốn nâng mũi để có thể “giữ của”. Trong khi đang ngồi đợi tại một salon tóc, bất chợt nhìn thấy mẫu quảng cáo của một tạp chí về phẫu thuật thẩm mỹ, chị quyết định “liều một phen” mặc dù gia đình hết sức phản đối.

Tại Hàn Quốc, sự hoàn hảo về diện mạo được xem là một cách để cải thiện chất lượng cuộc sống trong đó có cả công việc, hôn nhân. Do vậy, phẫu thuật thẩm mỹ đối với người dân Hàn Quốc hết sức bình thường, thậm chí là đương nhiên, giống như cắt tóc là một trong những sinh hoạt đời thường của con người.

Bác sĩ của chị Kim hứa hẹn ông sẽ “tạo” cho chị một khuôn mặt đẹp như người nổi tiếng chỉ trong một ngày, và chị Kim quyết định thực hiện phẫu thuật với chi phí 30.000 won (27.352 đô la Mỹ) cho 15 lần phẫu thuật mặt.

Khi tháo băng quấn trên mặt, chị soi gương và thực sự sốc khi không thể nhận ra đây là khuôn mặt mình, nó không đẹp như lời bác sĩ đã hứa. Sau này, chị Kim mới phát hiện bác sĩ thực hiện phẩu thuật cho chị không phải là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.

Năm năm sau, chị Kim rất đau đớn khi chịu rất nhiều vấn đề liên quan đến khuôn mặt của chị. Chị không thể nhắm mắt, không ngừng chảy nước mũi. Chị Kim, nay 49 tuổi, đã ly hôn, thất nghiệp và bị trầm cảm.

Vừa khóc chị Kim vừa bày tỏ bức xúc trong gian phòng nhỏ ở Seoul với những bức ảnh “trước và sau khi phẫu thuật” của chị: “Thật là kinh khủng, chẳng ai dám nhìn vào mặt tôi. Đây không phải là khuôn mặt của người bình thường. Khuôn mặt giờ đây của tôi trông giống quái vật hay người ngoài hành tinh thì đúng hơn”.

Theo hồ sơ pháp lý của toàn án Seoul, bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho chị Kim đang phải đối mặt với án hình sự vì đã vi phạm luật y tế. Hồ sơ được thụ lý vào năm 2009 sau khi một vài bệnh nhân trong đó có chị Kim đã báo cáo và nộp đơn kiện lên chính quyền các cấp. Luật sư bào chữa cho bác sĩ này đã từ chối trả lời phỏng vấn của Reuters.

Phau thuat tham my o Han Quoc cung 'tien mat, tat mang'

Cứ 1.000 người Hàn Quốc lại có 13 người làm phẫu thuật thẩm mỹ

Ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ mang về cho Hàn Quốc 5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, chiếm ¼  thị phần của ngành này trên toàn thế giới. Thế nhưng lợi dụng “thương hiệu” có được mà nhiều “lang băm” mở các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ và những nạn nhân của các vị lang băm này là khách hàng “thiếu kiến thức”.

Cha Sang-myun, Chủ tịch hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc, đại diện 1.500 bác sĩ, cũng bày tỏ sự lo lắng trước “tiếng xấu” này. Chủ tịch Cha và một số nhà lập pháp Hàn Quốc ra sức kêu gọi chính phủ có những biện pháp giám sát chặt chẽ cũng như có quy định chặt chẽ hơn đối với các quảng cáo phẫu thuật thẩm mỹ.

Ông Cha Sang-myun nói: “Chúng ta cần phải hành động, giờ đây thị trường chính của chúng ta là Trung Quốc, họ đến Hàn Quốc không chỉ để tham quan mà còn làm đẹp. Nhưng nếu tiếng xấu này lan rộng thì khách hàng sẽ không tìm đến chúng ta nữa”.

Phau thuat tham my o Han Quoc cung 'tien mat, tat mang'

Vòng một dị dạng của chị Park sau khi thực hiện phẩu thuật thẩm mỹ

Hàn Quốc hiện có khoảng 4.000 cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ hoạt động trên toàn quốc. Theo số liệu thống kê của chính phủ, nước này có tỷ lệ các ca phẫu thuật thẩm mỹ cao nhất thế giới, cứ  1.000 người Hàn Quốc thì có 13 người làm phẫu thuật thẩm mỹ.

Ngành du lịch nước này cũng được “ăn theo” khi lượng du khách Trung Quốc đổ về đây tăng gấp đôi vào giai đoạn 2011-2013. Ông Cha cho biết: “Quảng cáo quá nhiều đã làm cho nhiều người nghĩ rằng phẫu thuật thẩm mỹ cũng giống như một vật dụng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng đó là phẫu thuật, nó vẫn có thể gây nguy hại đến con người”.

Chị Park, 50 tuổi, một thí sinh tham gia cuộc thi hoa hậu Hàn Quốc năm 1980 cũng đã trải qua một cuộc phẫu thuật ngực vào năm 2008 với hy vọng diện mạo mới giúp mình có được tấm chồng ưng ý. Chị Park, đã ly hôn và cũng đến cơ sở thẩm mỹ mà chị Kim chọn. Do bị viêm nhiễm sau ca phẫu thuật, giờ đây ngực phải của chị có kích thước chỉ bằng một nửa ngực trái. “Tôi rất hối hận khi tự “giết” mình lần hai. Phẫu thuật thẩm mỹ giống như chất gây nghiện. Nếu bạn phẫu thuật mắt, bạn sẽ muốn sửa mũi, và bác sĩ không bao giờ nói rằng “chị như thế là đẹp rồi”, mà khuyến khích khách hàng chi tiền” - chị Park ngậm ngùi chia sẻ.

XUÂN THẮM

(Theo Asiaone, sbs.com.au)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI