Phát triển thị trường tín chỉ carbon càng sớm càng tốt để nông dân thu "lợi nhuận kép"

29/05/2024 - 10:04

PNO - ĐBQH Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh, Việt Nam cần phải phát triển thị trường tín chỉ carbon càng sớm càng tốt trước xu thế xanh của thế giới.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân phát biểu tại phiên thảo luận sáng 29/5
ĐBQH Trần Hoàng Ngân phát biểu tại phiên thảo luận sáng 29/5

Phát biểu sáng 29/5 tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) bày tỏ đồng tình với những nội dung trong báo cáo của Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội. Ông cho rằng, kinh tế đất nước vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại; kinh tế vĩ mô tiếp tục giữ ổn định trong khi thế giới hiện nay đang có nhiều bất ổn.

Tuy nhiên, ĐBQH cũng bày tỏ lo lắng về những tồn tại hiện nay, đặc biệt là số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường với tỉ lệ cao, nhiều dự án đầu tư còn dở dang, tài sản công sử dụng chưa hiệu quả.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân đánh giá cao 11 giải pháp Chính phủ trình Quốc hội, trong đó đặc biệt là những giải pháp ngắn hạn. Theo đó, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có kiểm soát, chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả. Chính phủ cũng trình và thực hiện tiếp tục miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất, trước mắt là giảm thuế giá trị gia tăng 2%; tiếp tục cơ cấu nợ, ổn định tỉ giá, ổn định lãi suất kiểm soát lạm phát.

Theo ĐBQH Trần Hoàng Ngân, thế giới ngày nay biến đổi rất nhanh chóng, đặc biệt là trong 5 năm gần đây, kể từ khi có đại dịch COVID-19, do đó cần phải có những giải pháp tương thích.

Kinh tế thế giới xuất hiện nhiều hình thức nên dễ dẫn đến việc đứt gãy chuỗi cung ứng. ĐBQH cho rằng phải kiểm soát độ mở của nền kinh tế, cần quan tâm đến thị trường nội địa 100 triệu dân, đặc biệt phải ưu tiên xúc tiến thương mại đối với thị trường nội địa, thị trường lân cận, thị trường khu vực ASEAN, thị trường Trung Quốc, Ấn Độ...

Biến đổi khí hậu khắc nghiệt, thời tiết cực đoan, phân bổ vốn đầu tư phải chú ý tới các địa phương bị ảnh hưởng như đồng bằng sông Cửu Long. Thế giới yêu cầu hàng hóa đảm bảo xu thế xanh nên Việt Nam phải khuyến khích sử dụng nguyên liệu sạch, phải phát triển thị trường tín chỉ carbon càng sớm càng tốt. Điều này giúp người nông dân có lợi nhuận kép từ sản phẩm nông nghiệp và tín chỉ carbon...

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông cho rằng, số liệu doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là điều đáng suy nghĩ
ĐBQH Nguyễn Hữu Thông cho rằng, số liệu doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là điều đáng suy nghĩ

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) chỉ rõ số liệu số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng, đây là thực tế đáng suy ngẫm. Tình hình thế giới có những bất ổn ảnh hưởng đến đơn hàng của doanh nghiệp, khả năng hấp thụ vốn, sức chống chịu bị bào mòn đến mức cạn kiệt sau đại dịch, các chính sách, quy định còn thiếu đồng bộ chưa nhất quán, thủ tục hành chính rườm rà.

Từ đó, ĐBQH kiến nghị có giải hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu lao động, có các chính sách nhằm hỗ trợ, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, chủ động kịp thời thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ vướng mắc về đất đai…

Ngoài ra, không chỉ người dân, cán bộ công chức mà chính đại biểu cũng nhận được các cuộc gọi điện thoại quảng cáo, làm phiền hay lừa đảo. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có những biện pháp quyết liệt để xử lý nhưng đến nay tình trạng này vẫn còn. Do đó, đại biểu kiến nghị cần quan tâm, có giải pháp thực sự hiệu quả.

Minh Quang

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocnhinvi /strCate=gocnhin

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEdungquenhovi /strCate=dungquenho
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthoisuvi /strCate=thoisu