Phát hiện viên đạn chì trong phổi bé 4 tuổi ở Đắk Lắk

03/03/2018 - 09:00

PNO - Viên đạn súng săn được phát hiện trong phổi của một cậu bé 4 tuổi ở Đắk Lắk khiến cả gia đình em rùng mình.

Bé N.G.B. (4 tuổi, sống ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) được gia đình đưa vào bệnh viện tỉnh vì sốt cao, thở mệt. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi, phát hiện dị vật trong phổi.

Phương án gắp dị vật bằng phương pháp nội soi của các bác sĩ Bệnh viện tỉnh Đắk Lắk không thể thực hiện được vì lượng mủ trong phổi của bé quá nhiều.

Phat hien vien dan chi trong phoi be 4 tuoi o Dak Lak
Viên đạn chì nằm trong phổi cậu bé 4 tuổi

Bé N.G.B. được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) trong tình trạng nhiễm trùng nặng, lừ đừ, có sốt, bị lõm ngực nhẹ.

Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy, bệnh nhi bị viêm phổi nặng, với hình ảnh phim phổi trắng xóa. Nguyên nhân của tình trạng này là do một dị vật che lấp phế quản phân thùy B9 ở thùy dưới phổi trái.

Xung quanh dị vật có rất nhiều đàm mủ. Bệnh nhi bị xẹp phổi nhẹ ở vị trí có dị vật.

Phat hien vien dan chi trong phoi be 4 tuoi o Dak Lak
Hình ảnh viên đạn khi còn nằm trong phổi bé B.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 không thực hiện ca nội soi gắp dị vật ngay vì sẽ khiến bé gặp nguy hiểm khi đang viêm phổi nặng. Bệnh nhi được kê kháng sinh liều cao để điều trị viêm phổi; theo dõi nhiễm trùng huyết.

Sau gần 1 tuần, khi tình trạng sức khỏe tốt hơn, đến ngày 28/2, bé được các bác sĩ nội soi gắp dị vật ra bên ngoài.

Phat hien vien dan chi trong phoi be 4 tuoi o Dak Lak
Bé B. sau khi được lấy viên đạn ra khỏi phổi

Dị vật được phát hiện là một viên đạn chì. Ba của cậu bé cho biết, đây là viên đạn từ khẩu súng hơi mà ông vào buôn làng mượn của đồng bào dân tộc về để bắn chim, chuột, sóc… Ba của bé cho rằng có thể con trai đã nhặt viên đạn khi chơi ở sân nhà.

Tuy nhiên, do bé không có triệu chứng khó thở, tím tái, ho… khi bị dị vật xâm nhập đường thở nên gia đình không hay biết. Một tháng sau đó, viên đạn gây viêm phổi nặng khiến bé sốt cao, thở mệt, bé mới được đưa đi bệnh viện. Trường hợp của bé được gọi tên là dị vật đường thở bỏ quên.

Hiếu Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI