Phát hiện ký sinh trùng của chó, mèo làm tổ dưới da sau khi tắm biển

30/04/2017 - 12:00

PNO - Hai tuần sau khi đi tắm biển, người phụ nữ kinh hoàng phát hiện ra ổ ký sinh trùng dưới da. 'Hung thủ' đã thâm nhập và làm tổ ngay dưới da đùi gần đầu gối.

Sau kỳ nghỉ tại biển Caribe, một phụ nữ 45 tuổi ở Pennsylvania (Mỹ) trở về nhà hoàn toàn khỏe mạnh, thế nhưng 2 tuần sau đó, trên vùng da đùi gần đầu gối của cô bắt đầu xuất hiện những đường gồ ghề ửng đỏ và ngứa ngáy.

Sau khi tìm đến bác sĩ, cô lập tức được chuyển đến khoa cấp cứu. Các bác sĩ cho biết cô bị nhiễm ký sinh trùng dưới da, thường được biết đến với tên gọi là ấu trùng di chuyển ngoài da (được gọi là cutaneous larva migrans).

Phat hien ky sinh trung cua cho, meo lam to duoi da sau khi tam bien
Ổ ký sinh trùng dưới da gần đầu gối gồ ghề ửng đỏ và ngứa ngáy.

Ở người, loại ấu trùng di chuyển ngoài da thường là ấu trùng của giun móc thường ký sinh trên người. Thế nhưng, nạn nhân lại bị nhiễm 2 loại ký sinh trùng, cũng là giun móc nhưng vốn chỉ  ký sinh ở động vật như: chó, mèo, hổ...

Đó là 2 loại ký sinh trùng Ancylostoma brazilienseAncylostoma caninum, chúng đã ký sinh nhầm 'chủ nhân'.

Những đường ngoằn ngoèo trên da cho thấy nơi ký sinh trùng làm tổ, những mảng ban đỏ trên cơ thể người bệnh chính là phản ứng của hệ miễn dịch đang cố gắng tấn công lại ký sinh trùng.

Bệnh nhân nói trên đã được điều trị bằng một loại thuốc chống ký sinh trùng và hiện đang trong quá trình hồi phục.

Giun móc Ancylostoma caninum được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1859. Giun trưởng thành sống ký sinh ở ruột non của vật chủ chính là chó, mèo, hổ... Loại giun này phân bố ở khắp nơi trên thế giới và cũng rất phổ biến tại Việt Nam. Giun trưởng thành có miệng rộng với 3 đôi răng khỏe có thể ngoạm vào thành ruột. Trứng giun và ấu trùng giun giống như các loại giun móc khác.

Giun móc Ancylostoma braziliense được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1910. Đây là loại giun móc nhỏ nhất, cũng ký sinh ở ruột non của vật chủ chính là chó, mèo, mèo rừng, hổ, báo, cầy giông... Loại giun móc này cũng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Tây Phi, Mỹ La Tinh... Ở Việt Nam, theo một số nhà khoa học chúng hiện diện phổ biến ở nhiều nơi. Giun trưởng thành có miệng nhỏ với 2 đôi răng lớn ở phía ngoài, đôi răng nhỏ ở phía trong. Trứng giun và ấu trùng giun của loại giun móc này rất giống với các loại giun móc khác nên khó phân biệt.

Ấu trùng các loại giun móc nói trên khi xâm nhập vào người sẽ gây nên hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da ở người

Chai Dô

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI