Pháo hoa và… nhà vệ sinh công cộng

28/01/2015 - 08:09

PNO - PN – Sở VH-TT&DL Hà Nội đề xuất bắn pháo hoa thường xuyên trên cầu Nhật Tân, nhân dân thở dài vì quá lãng phí, nhiều người tung hô vì đây là “xã hội hóa”, có phải tiền nhà nước đâu mà lo?

edf40wrjww2tblPage:Content

Thay vì 30 điểm bắn pháo hoa như mọi năm, năm nay Tết nguyên đán tại Hà Nội sẽ có 31 điểm bắn pháo hoa, điểm số 31 này sẽ là bắn pháo hoa tầm cao - ở bãi giữa sông Hồng.

Thế còn chưa đủ, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Nội đang đề xuất với UBND TP cho phép thường xuyên bắn pháo hoa trên cầu Nhật Tân, cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á, để… làm du lịch.

Phao hoa va… nha ve sinh cong cong

Bắn pháo hoa trên kênh Bến Nghé phía hầm Thủ Thiêm (TP.HCM) dịp Tết dương lịch 2014. Ảnh: Trn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Tổng giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt thốt lên: “Đúng là một ý tưởng điên rồ”! Ông Mỹ dẫn chứng thế giới chỉ bắn pháo hoa vào những dịp lễ. Riêng những nơi như Disneyland chuyên bắn pháo hoa phục vụ du khách, mỗi người vào xem bắn pháo hoa phải trả số tiền 70 - 80 USD.
Chỗ bắn pháo hoa được nghiên cứu, thiết kế quy mô để đảm bảo an toàn, lượng khí độc pháo hoa thải ra không khí cũng được xử lý.

Các chuyên gia đánh giá, cầu Nhật Tân trước khi xây dựng chưa từng được thiết kế để làm du lịch, đây đơn thuần là một cây cầu giao thông đúng nghĩa.

Hơn nữa, theo nhiều chuyên gia kinh tế, nên xem lại xem thực tế xã hội hóa ở đây là gì? Doanh nghiệp bỏ tiền để bắn pháo hoa cho dân xem, nhưng làm gì có sự cho không?

“Chẳng lẽ ngày nào cũng chặn đường để bắn pháo hoa, dân đứng ở đâu để xem pháo hoa, liệu có giẫm đạp lên nhau để gây ra thảm nạn?”, một nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội bức xúc trước ý tưởng quảng bá du lịch bằng cách bắn pháo hoa trên cầu Nhật Tân.

Giẫm đạp gây thảm nạn thì chưa xảy ra sau những lần bắn pháo hoa tại Hà Nội, song xả rác thải, giẫm đạp cỏ và bẻ gãy cành cây là chuyện đã từng xảy ra như cơm bữa.

Chúng tôi nán lại lâu hơn sau đêm Hà Nội bắn pháo hoa chào mừng 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2014. Một chị lao công than thở phải thức cả đêm để dọn rác, trả lại Hà Nội tinh tươm vào sáng sớm mai.

Nghe chuyện bắn pháo hoa ở Hà Nội, một du khách TP.HCM thốt lên ngao ngán: “Tôi mới ra Hà Nội hồi chủ nhật tuần trước. Đi cùng là một cán bộ Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM. Xuống đến sân bay là phải xếp hàng đi vệ sinh. Ra đến phố cổ Hà Nội chơi thì không có chỗ mà đi tiểu, một quán ăn 200 người cũng không có lấy một nhà vệ sinh, phải chạy về khách sạn để đi toilet xong lại chạy ra phố cổ. Du lịch Hà Nội còn bao nhiêu điều phải làm, sao lại đốt tiền lên trời”?

Chuyện nhà vệ sinh công cộng đang là một chuyện đáng xấu hổ của Hà Nội. Những nhà vệ sinh công cộng tồn tại từ thập niên 60 thế kỷ trước ở khu phố Khâm Thiên bẩn thỉu, nhếch nhác, ô uế cho hàng trăm căn hộ xung quanh. Những nhà vệ sinh hiếm hoi ở bờ Hồ Hoàn Kiếm, hồ Thuyền Quang mở - đóng cửa theo giờ, mỗi lần vào mất tiền và đều chưa sạch sẽ.

Ngay nhà vệ sinh tại sân bay cũng quá tệ. Nhà vệ sinh trong trường học càng khủng khiếp, nhiều học sinh cho hay cả 4 năm học không dám một lần nào đi vệ sinh tại trường học.

Thế nên, lấy tiền bắn pháo hoa đó xây nhà vệ sinh ở Hà Nội xem ra là phương án được người dân chờ đợi.

NGUYỄN THUÝ HẰNG (Hà Nội)

Theo Tiền Phong Online, ngày 23/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng khẳng định: “Bắn pháo hoa trên cầu Nhật Tân là điều không thể. Bởi cầu Nhật Tân xây lên để phục vụ giao thông, không ai cho bắn pháo hoa trên đấy cả. Sau khi dư luận xôn xao về sự việc trên, thành phố đã yêu cầu Sở VH-TT&DL báo cáo”.
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI