Vào rừng lấy mật ong vốn là công việc nhiều vất vả và nguy hiểm, thường chỉ có những người đàn ông gan dạ mới dám theo nghề. Ấy vậy mà cô gái Quách Kim Y - 29 tuổi, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau - đã có hơn 5 năm gắn bó với nghề săn ong vò vẽ. Nhờ nghề săn loài ong cực độc mà “ai cũng ngán” này, chị Kim Y đã nuôi sống được gia đình, chăm lo cho con ăn học.
Một mình giữa rừng sâu
Nói về cơ duyên đến với nghề săn ong, chị Kim Y cho biết, do nhà nghèo nên phải nghỉ học từ năm lớp Chín để đi giúp việc nhà. Năm 22 tuổi, Kim Y lấy
Săn ong phải đi từ sáng sớm. Tinh mơ, ong sẽ bay đi tìm thức ăn và nước uống đọng trên lá cây. Lúc này, chỉ cần nhìn hướng và cách ong bay là biết tổ ong cách đó bao xa, tổ lớn hay nhỏ. |
chồng, thời gian đứa con chào đời cũng chính là lúc hạnh phúc tan vỡ. Chị về nhà cha mẹ ruột ở và chăm con. Để có thêm thu nhập, chị phải vào rừng giăng lưới, đặt lờ, bẫy chuột…
Trong lúc đi rừng, chị bắt gặp nhiều tổ ong ruồi và ong vò vẽ, thấy bán được giá cao, chị chuyển hẳn sang săn ong vò vẽ kiếm sống, dù công việc rất nhiều nguy hiểm.
|
Hằng ngày, chị Kim Y phải luồn rừng từ 5g sáng đến trưa mới về nhà |
Chị Kim Y kể: “Hồi mới vào nghề, do bất cẩn nên tôi không phát hiện tổ ong vò vẽ dưới bụi rậm và đạp phải. Ong túa ra, chích mười mấy vết. Hoảng hồn, tôi nhảy xuống kênh và lặn ra được tới bìa rừng. May mà lúc đó có người nhìn thấy nên đưa đi cấp cứu. Lần đó, tôi phải nghỉ gần cả tháng trời”.
Đặc tính của loài ong độc này là đóng ở những cây cao, trong bụi rậm nên có khi leo cây bị gãy, té xuống đất ngất xỉu là chuyện bình thường. Ngoài việc thường xuyên chạm mặt rết, vắt, đỉa… chị Kim Y còn bị khỉ, rái cá, rắn hổ mang tấn công.
Cô gái trẻ cho biết, săn ong phải đi từ sáng sớm. Tinh mơ, ong sẽ bay đi tìm thức ăn và nước uống đọng trên lá cây. Lúc này, chỉ cần nhìn hướng và cách ong bay là biết tổ ong cách đó bao xa, tổ lớn hay nhỏ. Nếu mặt trời lên cao, ánh sáng sẽ chiếu qua các kẽ lá, gây chói mắt nên khó tìm được đường bay của ong.
Kinh nghiệm cho Kim Y biết rằng, thông thường, ong đi ăn xa sẽ bay theo đường thẳng. Gặp trường hợp này, tổ ong ở xa, chị phải theo dấu mới mong tìm được tổ. Ngược lại, nếu ong bay là đà hay chỉ có 1 hoặc 2 con bay ngang mặt người hoặc ong đang cắn, ăn vỏ cây khô thì chắc chắn tổ của chúng ở rất gần. Lúc này, cần cẩn thận quan sát, tìm kiếm để lấy tổ cho an toàn.
|
Chị Kim Y thất vọng vì sau gần 2 giờ vất vả trong rừng sâu, tìm được tổ ong thì trong tổ chỉ có một ít nhộng |
“Chỉ cần nhìn hướng gió, nhìn cách ong bay là tôi có thể đoán được nơi nào có tổ ong, mức độ chính xác gần 80%. Có những khu rừng xuồng ghe không vào được thì mình càng phải ráng luồn sâu, càng đi đến nơi người khác không đi thì mới có nhiều cơ hội tìm thấy tổ ong” - chị Kim Y chia sẻ kinh nghiệm.
Mỗi ngày vào rừng tràm U Minh Hạ săn ong, chị Kim Y có thể lấy về từ 2-4 tổ ong vò vẽ. Trung bình mỗi ngày đi săn ong, lấy nhộng ong, chị Kim Y được từ 200.000-300.000 đồng. Ong vò vẽ có nhiều vào khoảng tháng Năm đến tháng Mười hai âm lịch. Do xuất hiện nhiều nên giá nhộng ong mùa này chỉ bán được khoảng 250.000 đồng/kg. Các tháng còn lại, ong vò vẽ ít làm tổ nên nhộng ong được mua với giá hơn 700.000 đồng/kg. “Nghề săn ong vò vẽ có thể làm quanh năm, nhưng cũng có khi bấp bênh, đi cả buổi trong rừng cũng chẳng kiếm được tổ ong nào” - cô gái trẻ tâm sự.
Nghĩ đến gia đình là quên nguy hiểm
Bất kể mùa nào, khi mặt trời chưa ló dạng, chị Kim Y đã chuẩn bị sẵn bộ đồ nghề gồm giỏ xách đựng dao, giày ống, quần áo bảo hộ để xuống vỏ lãi chạy thẳng vào rừng. Chị cười hiền: “Ban đầu tôi cũng sợ, luống cuống, vụng về lắm. Nhưng nhớ tới con và cha mẹ già ở nhà cần mình nên cố gắng vượt qua”.
Nói về con gái, ông Quách Văn Toàn cho biết, do gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng già không có việc làm, mọi khoản sinh hoạt, ăn uống của 5 người trong nhà đều đổ dồn lên vai Kim Y. “Vợ chồng tui bệnh hoài, nhà không có tiền nên nó mới lên mạng học cách đi săn ong. Tui với bả cũng cản hoài mà không được. Nó nói không làm nghề này thì biết làm gì ra tiền. Thấy nó ngày nào cũng đi vô rừng một thân một mình mà tui rầu trong bụng. Ngày nào nó về, thấy mặt mới an tâm. Nghề này sơ sẩy là chết như chơi” - ông Toàn không giấu được âu lo.
|
Sau khi có được tổ ong, chị Kim Y đóng gói gửi đi bán khắp nơi trong cả nước |
Ngoài việc nhộng ong vò vẽ và ong già bán được giá cao, lý do chị Kim Y gắn bó với nghề cũng chính là vì loài ong này quá độc. Chứng kiến nhiều người bị ong đốt tử vong, chị rất thương và luôn sẵn sàng nhận lời gỡ giúp tổ ong vò vẽ trong nhà kho, trong vườn của nhiều người.
Kim Y nói, công việc chị làm tuy vất vả nhưng được cái thoải mái, không phụ thuộc ai, không đòi hỏi trình độ học vấn, lại được ở gần gia đình chăm sóc cho con. Ngoài những lúc đi rừng, chị Kim Y tranh thủ thời gian ở bên cậu con trai năm nay học lớp Hai.
“Là mẹ đơn thân, cuộc sống vừa làm cha vừa làm mẹ buộc tôi phải nỗ lực gấp đôi. Nhiều lúc gánh nặng đè lên vai khiến tôi muốn gục ngã. Nhưng những lúc như thế, tôi nghĩ nếu mình không gồng gánh thì ai lo cho con, cho cha mẹ già. Nghĩ vậy là lại có động lực để tiếp tục” - chị Kim Y tâm sự.
Dù hiện tại thu nhập còn bấp bênh nhưng cả gia đình tiết kiệm cũng đủ sống qua ngày. Mỗi ngày đi rừng về, thấy mình còn… sống, thấy con chạy ra mừng là thêm một ngày chị Kim Y nghe lòng mình hạnh phúc.
YouTuber miệt đồng rừng Trong lúc đi rừng, ngoài bắt ong, chị Kim Y cũng nhiều lần gặp rắn, trong đó có nhiều rắn hổ hành nên ngoài việc bắt ong, bẫy chuột, đặt lờ kiếm cá thì chị cũng đặt luôn rập rắn. Chị Kim Y tiết lộ, hiện chị còn tập quay hình và nói chuyện trước ống kính để phát triển kênh YouTube về công việc đặc biệt của mình, tiến tới có thu nhập ổn định hơn để lo cho con ăn học tới nơi tới chốn. Kênh YouTube “Y ong TV” của chị hiện đã có 1.300 người đăng ký. Có những clip như Vật vã với tổ ong vò vẽ về đêm; Tổ ong hung hăng; Bẫy rắn hổ hành, tìm ong vò vẽ mùa nghịch bằng ống nhòm… cũng đã có từ vài trăm đến vài ngàn lượt xem. Chị nói, đời chị vất vả vì ít học, đời con chị nhất định phải sáng sủa hơn. |
Phương Khánh