Paralympic Tokyo khép lại với những ký ức về nghị lực phi thường, cảm động

05/09/2021 - 23:01

PNO - Tối 5/9, sau 13 ngày tranh tài, Paralympics kết thúc trong buổi lễ đầy màu sắc tại sân vận động Quốc gia ở Tokyo, dưới sự giám sát của Thái tử Akishino - em trai Nhật hoàng Naruhito.

Đây là kỳ Olympic và Paralympic vô cùng đặc biệt khi bị hoãn một năm và được đánh dấu bằng những biện pháp giãn cách nghiêm ngặt. Kỳ Thế vận hội này không có sự tham dự của người hâm mộ, ngoại trừ một vài ngàn người tại các địa điểm xa xôi cách xa Tokyo. Chỉ khoảng vài ngàn học sinh được phép vào tham quan một số địa điểm tổ chức Paralympic.

Ngày 5/9, chủ tịch Ủy ban Paralympic Quốc tế Andrew Parsons cho biết: “Nhiều lúc chúng tôi nghĩ rằng những cuộc tranh tài này không thể diễn ra. Chúng tôi đã có rất nhiều đêm mất ngủ”.

Pháo hoa chiếu sáng trên Sân vận động Quốc gia nhìn từ đài quan sát Shibuya Sky. (Ảnh: AP)
Pháo hoa chiếu sáng trên sân vận động Quốc gia nhìn từ đài quan sát Shibuya Sky - Ảnh: AP
Quốc kỳ Nhật Bản được người mang cờ trao cho các thành viên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. (Ảnh: AP)
Quốc kỳ Nhật Bản được người mang cờ trao cho các thành viên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản - Ảnh: AP

Lễ bế mạc mang tên “Harmonious Cacophony” có sự tham gia của cả những người biểu diễn với thể hình tốt và người khuyết tật. Chủ đề được các nhà tổ chức mô tả là “thế giới lấy cảm hứng từ Paralympics, một thế giới nơi sự khác biệt tỏa sáng”.

Giống như Thế vận hội Olympic, Thế vận hội Paralympic diễn ra khi Tokyo đang trong tình trạng khẩn cấp do đại dịch. Giống như Thế vận hội Olympic, tại Paralympic, việc kiểm tra sức khỏe các vận động viên thường xuyên và cách ly họ trong khu làng thể thao đã giúp ngăn chặn phần lớn ca lây nhiễm, mặc dù các ca bệnh ở Nhật vẫn tăng trong khi gần 50% dân số nước này đã được tiêm vắc xin đầy đủ.

Các vũ công biểu diễn trong lễ bế mạc Thế vận hội Paralympic 2020 tại Sân vận động Quốc gia ở Tokyo, ngày 5/9/2021. (Ảnh: AP)
Các vũ công biểu diễn trong lễ bế mạc Thế vận hội Paralympic 2020 tại sân vận động Quốc gia ở Tokyo, ngày 5/9/2021 - Ảnh: AP
VĐV bóng bàn Koyo Iwabuchi mang quốc kỳ Nhật Bản. (Ảnh: Getty)
VĐV bóng bàn Koyo Iwabuchi mang quốc kỳ Nhật Bản - Ảnh: Getty

Seiko Hashimoto, chủ tịch ban tổ chức Tokyo, cho biết: “Tôi tin rằng chúng tôi đã đi đến cuối trận đấu mà không gặp vấn đề gì lớn”.

So với Thế vận hội Olympic, Paralympic có thể để lại di sản hữu hình hơn ở Nhật Bản, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật.

Thế vận hội có sự tham gia của số lượng vận động viên kỷ lục - 4.405 người - và số quốc gia giành được huy chương kỷ lục. Sự kiện cũng chứng kiến ​​hai vận động viên từ Afghanistan đến thi đấu, cả hai đều đến trễ vài ngày sau khi chạy trốn khỏi Kabul.

Ngọn lửa Paralympic trong lễ bế mạc. (Ảnh: Getty)
Ngọn lửa Paralympic trong lễ bế mạc - Ảnh: Getty
Những vũ công trong trang phục bướm tham gia màn trình diễn vũ điệu của thiên nhiên tại sân vận động Quốc gia. (Ảnh: AP)
Các vũ công trong trang phục bướm tham gia màn trình diễn vũ điệu của thiên nhiên tại sân vận động Quốc gia - Ảnh: AP

Nhà sử học Olympic David Wallechinsky nhận xét trong một email gửi cho Associated Press: "Thế vận hội Tokyo là một mô hình hiệu quả và thân thiện. Nếu không phải vì những khó khăn liên quan đến COVID-19, thì Thế vận hội này chắc chắn là một trong những kỳ Olympic - Paralympic được tổ chức tốt nhất trong 19 Thế vận hội - Mùa hè và Mùa đông - mà tôi đã tham dự”.

Dù vậy, khoản kinh phí cho sự kiện cũng cao kỷ lục. Một nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy đây là kỳ Thế vận hội tốn kém nhất được ghi nhận. Nhật chính thức chi 15,4 tỷ USD để tổ chức Olympic và Paralympic, gấp đôi so với dự tính ban đầu. Một số cuộc kiểm toán của chính phủ cho thấy chi phí thực tế còn có thể cao gấp đôi.

Chủ tịch Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC) Andrew Parsons phất lá cờ Paralympic trước khi bàn giao cho thành phố Paris, nơi đăng cai Olympic và Paralympic vào năm 2024. (Ảnh: Getty)
Chủ tịch Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC) Andrew Parsons phất lá cờ Paralympic trước khi bàn giao cho thành phố Paris, nơi đăng cai Olympic và Paralympic vào năm 2024 - Ảnh: Getty

Sự kiện thể thao toàn cầu tiếp đến là Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, khai mạc sau 5 tháng tới. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã sắp xếp ba kỳ Thế vận hội mùa hè tiếp theo; Paris (Pháp) năm 2024, Los Angeles (Mỹ) năm 2028 và Brisbane (Úc) năm 2032.

Sau đây là một số hình ảnh đáng ghi nhớ của kỳ Paralympic vừa qua.

Đội Paralympic người tị nạn đầu tiên trong lịch sử với sáu vận động viên đại diện cho 82 triệu người tị nạn trên toàn thế giới.
Đội Paralympic người tị nạn đầu tiên trong lịch sử với 6 vận động viên đại diện cho 82 triệu người tị nạn trên toàn thế giới.
Vận động viên trẻ nhất sự kiện, Husnah Kukundakwe - một vận động viên bơi lội người Uganda – tham dự lần đầu khi mới 14 tuổi.
Vận động viên trẻ nhất sự kiện, Husnah Kukundakwe - vận động viên bơi lội người Uganda - tham dự lần đầu khi mới 14 tuổi
Vận động viên lớn tuổi nhất, Franc Pinter đến từ Slovenia, thi đấu lần thứ tám ở tuổi 67. Anh có trận ra mắt quốc tế tại Thế vận hội Paralympic Barcelona năm 1992.
Vận động viên lớn tuổi nhất, Franc Pinter (67 tuổi) đến từ Slovenia, thi đấu lần thứ 8. Ông có trận ra mắt quốc tế tại Thế vận hội Paralympic Barcelona năm 1992.
Keula Nidreia Pereira Semedo, một vận động viên điền kinh khiếm thị từ Cape Verde, và người hướng dẫn của cô, Manuel Antonio Vaz da Veiga, đã đính hôn ngay sau vòng loại lượt chạy 200m nữ.
Keula Nidreia Pereira Semedo, một vận động viên điền kinh khiếm thị từ Cape Verde, và người hướng dẫn của cô, Manuel Antonio Vaz da Veiga, đã đính hôn ngay sau vòng loại lượt chạy 200m nữ.
Cặp đôi người Anh Lora và Neil Fachie đều giành huy chương vàng và đánh bại các kỷ lục thế giới ở môn đua xe đạp.
Cặp đôi người Anh Lora và Neil Fachie đều giành huy chương vàng và đánh bại các kỷ lục thế giới ở môn đua xe đạp.
Lora Webster, vận động viên bóng chuyền của tuyển Mỹ, thi đấu khi đang mang bầu 5 tháng.
Lora Webster, vận động viên bóng chuyền của Mỹ, thi đấu khi đang mang bầu 5 tháng.
Jessica Long, vận động viên bơi lội của Mỹ, đã giành được huy chương thứ 27 tại Thế vận hội. Lần đầu tiên cô thi đấu là năm 12 tuổi.
Jessica Long, vận động viên bơi lội của Mỹ, đã giành được huy chương thứ 27 tại Thế vận hội. Lần đầu tiên cô thi đấu là năm 12 tuổi.
Đội bóng khiếm thị của Morocco là đội đầu tiên của châu Phi lọt vào bán kết.
Đội bóng khiếm thị của Morocco là đội đầu tiên của châu Phi lọt vào bán kết.
Vanessa Low (trái) của Úc đã phá vỡ liên tục ba kỷ lục Paralympic ở môn nhảy xa, và Sumit Antil từ Ấn Độ đã phá kỷ lục thế giới của chính mình ở môn ném lao, lập kỷ lục mới ba lần.
Vanessa Low (trái) của Úc đã phá vỡ liên tục ba kỷ lục Paralympic ở môn nhảy xa, và Sumit Antil từ Ấn Độ đã phá kỷ lục thế giới của chính mình ở môn ném lao, lập kỷ lục mới ba lần.
Venezuela chưa bao giờ giành được huy chương vàng Paralympic ở môn điền kinh, nhưng họ đã giành được hai huy chương chỉ sau 15 phút nhờ công của Lisbeli Marina Vera Andrade.
Venezuela chưa bao giờ giành được huy chương vàng Paralympic ở môn điền kinh, nhưng họ đã giành được hai huy chương chỉ sau 15 phút nhờ công của Lisbeli Marina Vera Andrade.
Yip Pin Xiu, đại biểu Quốc hội trẻ nhất Singapore, đã giành được hai huy chương vàng và lập kỷ lục thế giới ở môn bơi ngửa.
Yip Pin Xiu, đại biểu Quốc hội trẻ nhất Singapore, đã giành được hai huy chương vàng và lập kỷ lục thế giới ở môn bơi ngửa.
Ibrahim Hamadtou, người bị mất cánh tay năm 10 tuổi trong một vụ tai nạn tàu hỏa, đã thi đấu cho Ai Cập trong môn bóng bàn.
Ibrahim Hamadtou, người bị mất cánh tay năm 10 tuổi trong một vụ tai nạn tàu hỏa, thi đấu cho Ai Cập trong môn bóng bàn.

Tấn Vĩ (theo Yahoo, ABC, Olympic, Buzzfeed)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI