Ông Trump ngày càng khẳng định quyền lực: Cựu Thủ tướng Anh muốn làm cố vấn cho Trump?

17/11/2016 - 14:24

PNO - Cựu Thủ tướng Anh Blair là bạn lâu năm của Kusher, là một công dân Anh, bởi vậy ông không thể nắm bất cứ chức vụ gì trong chính quyền của ông Trump, tuy nhiên, ông vẫn có thể là người cố vấn.

Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair hôm thứ Tư đã có một bữa ăn trưa cùng với con rể của tân Tổng thống Donald Trump, Jared Kushner, và tỉ phú Sam Zell, Chủ tịch Equity Residential. 

Ông Zell là người đã kiên quyết giữ lại tên "Trump" ở 3 tòa nhà lớn ở khu Manhattan, New York khi người dân nơi đây làm đơn kiến nghị "xóa bỏ tên của Trump" ra khỏi tòa nhà bởi họ cảm thấy bị xúc phạm trong chiến dịch tranh cử của tỉ phú Mỹ. Tòa nhà không còn thuộc sở hữu của ông Trump mà do công ty thương mại Equity Residential có trụ sở tại Chicago quản lý. Công ty này mua khu nhà vào năm 2005 với giá 809 triệu USD.

Ong Trump ngay cang khang dinh quyen luc: Cuu Thu tuong Anh muon lam co van cho Trump?
Trump ngày càng khẳng định quyền lực của mình: Cựu Thủ tướng Anh muốn làm cố vấn cho Trump?

Cựu Thủ tướng Anh Blair là bạn lâu năm của Kusher, là một công dân Anh, bởi vậy ông không thể nắm bất cứ chức vụ gì trong chính quyền của ông Trump, tuy nhiên, ông vẫn có thể là người cố vấn. 

Ngày 15/11, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cùng cựu Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Leon Panetta đứng đầu một nhóm chuyên gia cho biết, chính phủ Mỹ sắp tới của ông Trump cần thành lập một văn phòng cấp cao chuyên đối phó với tư tưởng Hồi giáo cực đoan với ngân sách 1 tỷ USD/năm để điều phối và tài trợ cho các nỗ lực ngăn chặn sự ảnh hưởng của tư tưởng cực đoan hóa trên toàn quốc.

Theo các chuyên gia, trong khi Mỹ chi hàng tỷ USD cho cuộc chiến chống al-Qaeda, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm cực đoan khác nhưng lại thiếu một nỗ lực điều phối trong “cuộc chiến lâu dài” nhằm ngăn chặn tư tưởng cực đoan của các nhóm trên ảnh hưởng đến tầng lớp thanh thiếu niên theo đạo Hồi ở nước này.

Một báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) về cách thức đối phó với chủ nghĩa cực đoan nêu rõ ngân sách hiện nay cho các chương trình này chỉ chiếm 0,1% ngân sách chống khủng bố của Mỹ. Báo cáo trên còn nhấn mạnh tới cách thức chủ nghĩa cực đoan có thể kích động tại các trường học, các thánh đường Hồi giáo, trên mạng trực tuyến và nhận xét rằng mối đe dọa này không hề giảm sút ngay cả khi lực lượng IS thất bại tại chiến trường Iraq. 

Bà Farah Pandith, một thành viên của Ủy ban chống chủ nghĩa cực đoan thuộc CSIS, cũng cho rằng mối đe dọa từ sự ảnh hưởng của tư tưởng cực đoan tại Mỹ "ngày càng lớn hơn vào cuối năm 2016". Do vậy, vấn đề ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan và sự tuyển mộ của IS là rất cấp thiết đối với chính phủ Mỹ và các đồng minh hiện nay.

Trong các chiến dịch tranh cử, ông Trump đã làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng Hồi giáo khi đưa ra chính sách ngăn chặn người Hồi giáo vào Mỹ. Tuy nhiên, theo tác giả của báo cáo trên thì bản báo cáo của CSIS được hoàn thành trước khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tuần trước và không có ý nhằm vào vị tổng thống mới đắc cử này.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI