Ông Trump không thắng cuộc chiến thương mại vì lý do ‘nhiệm kỳ’?

20/11/2019 - 10:00

PNO - Báo Mỹ The Hill hôm 19/11 có bài phân tích đáng chú ý về triển vọng mờ mịt của cuộc chiến thương mại Tổng thống Trump đang tiến hành với Trung Quốc với lý do vì ông ta không còn tại nhiệm lâu nữa.

Ong Trump khong thang cuoc chien thuong mai vi ly do ‘nhiem ky’?
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình - Ảnh: Getty Images

Thỏa thuận thương mại “liên tục đóng–mở” của ông Trump với Bắc Kinh, lại một lần nữa bị khép lại, nhưng người ta biết rằng không lâu sau nó sẽ được mở trở lại, mà nguyên nhân, theo các nhà phân tích, là do trái bóng đang bên phần sân của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Không giống như ông Trump, người đồng cấp Trung Quốc không cần phải giành chiến thắng qua bầu cử, vì vậy ông ta có thể kéo dài các cuộc đàm phán cũng như “cuộc chiến thuế quan đau đớn” đang khiến người Mỹ, đáng chú ý là nông dân Mỹ, những người đang nắm giữ chìa khóa khả năng tái đắc cử của ông Trump, rất mệt mỏi.

Tuy nhiên, ông Tập có thể “chịu đựng” cuộc chiến thuế quan vô thời hạn, đơn giản vì người tiêu dùng Trung Quốc hầu như không cảm thấy vất vả vì các nhà xuất khẩu Trung Quốc không giảm giá bán sản phẩm của mình. Thị trường nội địa chưa khai thác đầy đủ của Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế và tránh được suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, một cuộc suy thoái ở Mỹ có thể làm thất bại ý đồ tái cử của ông Trump, viễn cảnh đó phải chăng là lý do để người Trung Quốc kéo dài cuộc chiến thương mại song phương?

Dự trữ ngoại hối 3,1072 ngàn tỷ USD của Trung Quốc cho phép Bắc Kinh ngăn chặn và giảm thiểu suy thoái kinh tế. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể sử dụng quỹ dự trữ để hạ giá đồng nhân dân tệ khiến cho hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, hoặc tăng giá để ngăn chặn tình trạng đồng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc cũng mang lại cho các nhà đầu tư nước ngoài niềm tin rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc được trang bị tốt để hành động nếu nền kinh tế chựng lại.

Thật khó tin rằng Trung Quốc sẽ ngăn chặn hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ (IP) hoặc thực hành chuyển giao công nghệ cưỡng bức. Trung Quốc cần tất cả các công nghệ thu thập từ càng nhiều nguồn càng tốt bởi vì khả năng phát minh của họ không tương xứng với mục tiêu đề ra. Chẳng hạn, Trung Quốc có kế hoạch 10 năm để làm bá chủ 10 ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào công nghệ tiên tiến.

Chủ tịch Tập Cận Bình quyết định Trung Quốc phải trở thành “bậc thầy về công nghệ của riêng mình”. Để làm được điều đó, Trung Quốc rút ra bài học từ các nền kinh tế châu Á mới nổi khác đang kiếm lời từ công nghệ và tài sản trí tuệ của nước ngoài. Trong quá trình đó, Trung Quốc có nhiều vi phạm mà mới đây Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã liệt kê 36 trường hợp người Trung Quốc đánh cắp IP.

Việc Trung Quốc tập trung mạnh mẽ vào sự vượt trội về công nghệ được minh họa bằng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển. Năm 2019, Trung Quốc chi 52,8 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ, so với mức 10 tỷ USD năm 2000. Nhưng có những dấu hiệu khác cho thấy Trung Quốc vẫn có ý định tiếp tục đánh cắp công nghệ và trí tuệ nhân tạo, trong khi cuộc chiến thuế quan của Mỹ hầu như chưa “điều chỉnh” vấn đề này.

Sau khi ông Trump từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có các biện pháp bảo vệ chống trộm cắp công nghệ và IP, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận thương mại “kế nhiệm” với các nước sẽ tham gia TPP, nhưng loại bỏ nhiều biện pháp bảo vệ đó. Việc này cho thấy Bắc Kinh chưa thực sự có ý định từ bỏ “tập quán xấu” của mình, tờ The Hill nhận định.

Tô Châu (Theo The Hill)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI