Ông Trump khiến Nga - EU ngày càng thân thiết

16/11/2016 - 10:00

PNO - Sau cuộc điện đàm với ông Putin, ông Trump tuyên bố sẽ thúc đẩy hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ, điều này khiến cả Nga và Châu Âu đều vui mừng hướng tới sự kiện lịch sử: EU dỡ bỏ cấm vận Moskova.

Chiến thắng của ông Donald J.Trump giống như một “món quà” bất ngờ đối với Điện Kremlin và Tổng thống Nga Vladimir Putin, người rất mong chờ một sự cải thiện quan hệ với phương Tây và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế để đưa nước Nga trở lại.

Phát biểu trước các Đại sứ mới ở Moscow, Tổng thống Nga cho biết, Điện Kremlin đã lắng nghe các khẩu hiệu tranh cử của ông Trump về việc nối lại và củng cố quan hệ với Nga, và Nga sẵn sàng hợp tác dù đây là một “bước khó khăn”.

Ong Trump khien Nga - EU ngay cang than thiet
Ông Trump khiến nga - EU ngày càng thân thiết

Điện Kremlin đã không nhầm khi vui vẻ chứng kiến sự “thăng hoa” của Trump. Việc Tổng thống đắc cử của Mỹ thiếu kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại, vấn đề NATO, sự ngưỡng mộ công khai mà ông Trump dành cho lãnh đạo Nga và khả năng ông sẽ chấp nhận để Nga sáp nhập Crimea… tất cả dường như đang nằm trong tay Điện Kremlin.

Các chuyên gia phân tích hả hê về cơ hội mà Nga đang có được để mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu của mình và thậm chí có thể dỡ bỏ các trừng phạt kinh tế mà Mỹ và châu Âu áp đặt liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine và Crimea.

Chuyên gia Gleb O. Pavlovsky, cố vấn chính trị từng làm cho Điện Kremlin, nhận định: “Chắc chắn họ sẽ uống rượu mừng, vì hai lý do: một là chính trị và hai là tâm lý”. Lý do chính trị là Nga hưởng lợi từ tình trạng lộn xộn trong trật tự toàn cầu, còn về mặt tâm lý, Điện Kremlin cảm thấy hòa hợp với quan điểm chống lại tổ chức của Trump. Nhiều chuyên gia nhất trí rằng, mô hình tự do của phương Tây vừa phải hứng chịu một thất bại nữa.

Niềm vui ấy vượt ra ngoài cả Điện Kremlin. Truyền thông nhà nước Nga đã theo dõi sát chiến dịch tranh cử ở Mỹ, đặc biệt chú ý tới thực tế là ông Trump, thay vì gọi ông Putin là quỷ dữ như hầu hết các chính trị gia phương Tây thường làm, đã ca ngợi Tổng thống Nga là một nhà lãnh đạo hùng mạnh. Đây được xem là một thời điểm tốt sẽ giúp “giảm nhiệt” các quan hệ quốc tế.

Giờ đây, điều người ta quan tâm là liệu các tuyên bố tích cực của ông Trump về Nga có dẫn tới việc cải thiện quan hệ hai nước và nới lỏng một số trừng phạt áp đặt với Nga hay không. Phải thừa nhận là có một số dấu hiệu hứa hẹn. Ông Trump có thể đúng khi nói ông sẽ tạo dựng một mối quan hệ với Nga tốt hơn ông Obama và hầu hết các lãnh đạo châu Âu từng làm.

Tổng thống đắc cử Trump đã từng nói rằng chính quyền của ông sẽ cân nhắc thừa nhận việc Nga sáp nhập Crimea, và cho biết Mỹ nên phối hợp với Nga tại Syria, nơi Điện Kremlin đã tấn công các lực lượng chống chính quyền, trong đó có cả những lực lượng mà Mỹ ủng hộ. Phát biểu trong cuộc tranh luận trực tiếp thứ ba, ông Trump nói: “Nếu Nga và Mỹ phối hợp tốt và đánh đuổi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, mọi chuyện sẽ ổn”.

Chưa rõ ông Trump sẽ thực hiện các thay đổi nhanh đến mức nào, tuy nhiên hiện tại nó đang rất được lòng các nước thành viên Liên minh Châu Âu. Đối với các nhà lãnh đạo các nước Châu Âu, việc ông Trump đắc cử là một sự kiện chính trị đáng vui mừng, tuy ông còn chưa chính thức nhậm chức nhưng EU đã lên kế hoạch dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Nga.

Ong Trump khien Nga - EU ngay cang than thiet
Sau chiên sthanwgs của ông Trump cả EU và Nga đều hướng tới việc EU dỡ lệnh trừng phạt với Moskova

Hãng RIA Novosti dẫn lời nghị sĩ Aldo Carcassi cho biết Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện của Nghị viện Liên bang Bỉ đang cân nhắc thời gian để xem xét dự thảo nghị quyết kêu gọi chính quyền nước này bãi bỏ các lệnh trừng phạt của EU chống lại Nga.

Người phát ngôn của cơ quan này thông báo: "Tôi đã yêu cầu gửi các văn bản thảo luận và đang chờ đợi thời gian xem xét".

Nghị sĩ của Đảng Nhân dân đối lập Parti Populaire này cho hay: "Chúng tôi đã làm điều đúng đắn (yêu cầu gửi văn bản thảo luận), bởi việc đắc cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump có thể thay đổi một phần không nhỏ tình hình (biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga) trong tương lai".

Thậm chí, quan chức Bỉ còn tuyên bố rằng Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột ở phía đông Ukraine, và đang thực hiện nghĩa vụ của mình để giải quyết xung đột đó. Dự thảo kêu gọi áp đặt lệnh trừng phạt "đối với Kiev- bên rõ ràng là đang vi phạm các nghĩa vụ của mình" và gọi Nga là một "người bạn và đồng minh" trong cuộc chiến chống khủng bố.

Lãnh đạo quốc gia Đảng Mặt trận Pháp bà Marine Le Pen còn kêu gọi toàn Châu Âu hợp tác cùng phát triển với Moskova. Bà khen ngợi ông Putin về những chính sách đúng đắn, về mục tiêu ông ấy đề ra và về cả việc ông ấy bảo vệ đất nước mình.

Tiêu Giao (Theo CNN, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI