Ông Tây bạn của người nghèo

19/05/2016 - 07:25

PNO - Mỗi khi tiếp xúc với bà con nghèo, tôi buồn lắm, nhất là khi thấy vì nghèo mà con cái họ dù ham học vẫn phải bỏ học giữa chừng.

Ong Tay ban cua nguoi ngheo
Ông Bernard Kervyn với nụ cười rạng rỡ

Với 24 năm triển khai các dự án hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam, ông Bernard Kervyn - quốc tịch Bỉ, Giám đốc tổ chức Mekong Plus tại Việt Nam và Campuchia - nói tiếng Vệt gần như người Việt: “Tôi bây giờ chỉ thích ở Việt Nam thôi. Thằng út tôi đang học lớp 9 ở đây, trường Pháp, còn hai thằng con lớn cũng muốn sang đây”.

Gương mặt rất trẻ và nụ cười luôn nở tươi, ông cười hiền lành: “Mình sáu tư rồi đấy. Bố mẹ mình già lắm rồi, tuần nào mình cũng gọi điện hỏi thăm sức khỏe”. Mỗi buổi sáng, ông Bernard dậy từ bố n giờ, xem thời sự quê nhà rồi dành một giờ để bơi, đạp xe. “Bây giờ phải thể dục đều, mới có sức khỏe để làm việc. Mình đi vùng xa nhiều, đau cột sống, phải mổ một lần rồi đấy”.

Bernard là người luôn bận rộn, bởi ông quản lý 200 nhân viên làm việc cho các dự án vì người nghèo, bản thân ông phải nghĩ ra việc để có thu nhập cho nhân viên, lại phải đích thân vận động các nhà tài trợ để duy trì, mở rộng địa bàn của các dự án. Trước khi tiếp tôi vào sáng thứ Bảy, ông dậy sớm để chỉnh sửa lại bản đề án để gửi cho Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam nhằm xin kinh phí cho dự án kết nối, trao đổi kinh nghiệm làm nông giữa bà con ở tỉnh An Giang (Việt Nam) và Tà Keo (Campuchia). “Bây giờ, vận động kinh phí cho người nghèo Việt Nam không dễ, vì quốc tế họ nghe báo cáo thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam trên 1.000 USD/năm rồi, họ nghĩ mình không nghèo nữa, trong khi người nghèo vẫn còn nhiều”, ông Bernard trầm ngâm.

Ong Tay ban cua nguoi ngheo
Sản phẩm xe đạp, xích lô làm bằng tre do ông Bernard triển khai nhằm tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn

Để có kinh phí cho các dự án vì người nghèo (mỗi năm cần một - hai triệu USD), ông Bernard phải tăng cườ ng kết nối với chính khách, sinh viên, bạn bè ở Bỉ, mời họ về thăm nông dân và kêu gọi tài trợ. Nhiều du khách Bỉ rất thích đạp xe về vùng nông thôn, tiếp xúc trực tiếp với nông dân nghèo, và họ không ngại ủng hộ mỗi người 60 triệu, 200 triệu đồng cho các dự án.

Các dự án mà ông Bernard triển khai ở Việt Nam và Campuchia là những dự án dài hơi với mục đích cải thiện toàn diện đời sống của người dân vùng nông thôn khó khăn, bao gồm thu nhập, việc làm, giáo dục, y tế, đường sá… mà đối tượng thụ hưởng chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Tại Việt Nam, dự án tập trung ở năm huyện của hai tỉnh, g ồm Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) và Long Mỹ, Phụng Hiệp (Hậu Giang); riêng tại huyện Đức Linh, dự án đã kéo dài được 17 năm, Tánh Linh 15 năm.

“Cách làm” mà ông Bernard đề cập là họp dân, hỏi dân cần gì nhất và giúp đúng cái dân cần, nhưng “giúp” theo cách hỗ trợ một phần và kêu gọi dân cùng có trách nhiệm. “Tôi giúp người nghèo cách thức, phương tiện để họ thoát nghèo bằng chính nỗ lực của họ”. Chẳng hạn như bà con ở Đức Linh cần vốn chăn nuôi, ông Bernard cho vay không lãi suất mỗi hộ từ 3 - 10 triệu đồng (tùy yêu cầu thực tế) và cử cán bộ hỗ trợ về kỹ thuật; bà con Long Mỹ, Phụng Hiệp cần cầu bê tông, ông hỗ trợ 20% kinh phí cho mỗi cây cầu, còn dân sẽ tổ chức xây cầu và giám sát.

Ông Bernard thường đem những cách làm hay của nông dân vùng này đến phổ biến cho dân vùng kia và hỏi họ cách làm đó hay dở chỗ nào, có áp dụng được không. “Chẳng hạn như tôi thấy có vùng họ nuôi heo, tắm xịt cho heo và để nước thải trôi tự do. Nhưng có vùng họ cào phân qua một hố, lại cho nước thải chảy vào một hố chứa lá cây, vừa bán được heo thịt, vừa tận dụng nguồn phân heo đem bón lúa rất tốt, hoặc đem bán. Bà con thấy việc tận dụng phân có lợi, áp dụng, tăng được lợi ích kinh tế”, ông Bernard chia sẻ.

Song song với cấp vốn, hỗ trợ kỹ thuật làm nông, ông Bernard cũng tổ chức phổ biến, hỗ trợ vốn cho bà con xây hố xí hợp quy cách, liên hệ với các giảng viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chuyển giao cách làm hầm biogas cho bà con. “Đến nay, đã xây được 3.000 cái hầm biogas cho bà con rồi đấy”, ông Bernard cười rạng rỡ.

Bà con nông thôn luôn mong muốn con em được học hành đến nơi đến chốn, do đó ông Bernard rất chú trọng tìm học bổng cho con em nghèo. Hàng năm, ông làm việc với phòng giáo dục các huyện, tổ chức giải việt dã gây quỹ từ thiện, thu được hàng trăm triệu đồng làm học bổng cho học sinh. Tại các vùng có triển khai dự án của Mekong Plus, hơn bốn năm qua, ông Bernard còn cho triển khai chương trình “Nâng cao nhận thức về quyền của phụ nữ, phòng chống bạo lực gia đình”…

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI