Ông Cọp - cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam

31/07/2024 - 06:48

PNO - Cầu gỗ Ông Cọp được xây dựng từ năm 1998, có chiều dài gần 800m, rộng khoảng 1,5-1,8m, với tổng đầu tư lên đến 1 tỉ đồng, được xem là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam.

Cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên, hay còn gọi là cầu Miếu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu. Cây cầu là lối đi tắt dẫn đến các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, đập Tam Giang… - Ảnh: Cao Kỳ Nhân
Cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên, hay còn gọi là cầu Miếu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh. Để đến cầu gỗ Ông Cọp, từ quốc lộ 1A, bạn ra rẽ hướng biển khoảng hơn 100m sẽ gặp được cây cầu này - Ảnh: Cao Kỳ Nhân
Cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên, hay còn gọi là cầu Miếu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu. Cây cầu là lối đi tắt dẫn đến các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, đập Tam Giang…
Cầu được xây dựng lần đầu vào năm 1998 với tổng chi phí hơn 1 tỉ đồng do ông Nguyễn Phước Thọ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tự bỏ tiền ra đầu tư. Cầu có chiều dài khoảng 800m và chiều rộng khoảng 1,5-1,8m - Ảnh: Tinh Huynh
Cầu Ông Cọp nối các thôn phía bắc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An với phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu. Người dân địa phương đi qua cầu này rút ngắn khoảng cách khoảng 10km so với di chuyển từ huyện Tuy An qua thị xã Sông Cầu, hoặc đi TP Quy Nhơn (Bình Định). Tuy nhiên, mỗi mùa mưa, cầu hay bị nước xô đẩy dẫn tới hư lệch. Mỗi lần như thế, người dân phải bỏ tiền tu dưỡng cầu để thuận lợi đi lại. Sau này, một nhóm hộ dân được giao việc quản lý và thu phí người, phương tiện di chuyển khi qua cầu. Mỗi lượt xe máy 4.000 đồng, xe đạp 3.000 đồng, xe máy chở hàng hóa 5.000 đồng, người đi bộ 2.000 đồng - Ảnh: Tinh Huynh
Cầu Ông Cọp nối các thôn phía bắc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An với phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu. Người dân địa phương đi qua cầu này rút ngắn khoảng cách khoảng 10km so với di chuyển từ huyện Tuy An qua thị xã Sông Cầu, hoặc đi TP Quy Nhơn (Bình Định). Tuy nhiên, mỗi mùa mưa, cầu hay bị nước xô đẩy dẫn tới hư lệch. Mỗi lần như thế, người dân phải bỏ tiền tu dưỡng cầu để thuận lợi đi lại. Sau này, một nhóm hộ dân được giao việc quản lý và thu phí người, phương tiện di chuyển khi qua cầu. Mỗi lượt xe máy 4.000 đồng, xe đạp 3.000 đồng, xe máy chở hàng hóa 5.000 đồng, người đi bộ 2.000 đồng - Ảnh: Tinh Huynh
Ngoài ra, cầu Ông Cọp cũng là lối đi tắt dẫn đến các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như ghềnh Đá Dĩa (cách khoảng 8km), nhà thờ đá Mằng Lăng 120 năm tuổi hay đầm Ô Loan - Ảnh: Tinh Huynh
Ngoài ra, cầu Ông Cọp cũng là lối đi tắt dẫn đến các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như ghềnh Đá Dĩa (cách khoảng 8km), nhà thờ đá Mằng Lăng 120 năm tuổi hay đầm Ô Loan - Ảnh: Tinh Huynh
Cầu gỗ Ông Cọp chỉ thiết kế dành cho người đi bộ và xe máy sử dụng, với vật liệu chủ yếu bằng gỗ và tre, mặt và trụ cầu được làm hoàn toàn từ gỗ ván. Trong khi đó, thành cầu chỉ nối với nhau bằng những thanh tre già. Dưới chân cầu luôn có những đống gỗ phi lao chất sẵn, khi có tấm ván nào hỏng thì sẽ được sửa ngay lập tức.
Phần ván cầu làm từ thân cây phi lao, bạch đàn; thành cầu làm bằng thân tre già nên chỉ phù hợp cho người đi xe máy và đi bộ. Dù vậy, các tấm gỗ có sự trồi sụt, khoảng cách nhất định; cầu cũng có độ rung khi xe khác chạy trên cầu nên nếu không chắc chắn về tay lái, lựa chọn đi bộ khám phá cầu sẽ an toàn hơn cho bạn - Ảnh: Tinh Huynh
Nếu thuộc team yêu thích khám phá và sống ảo thì cầu gỗ Ông Cọp nhất định sẽ khiến bạn hài lòng. Điều tạo nên vẻ đẹp nơi đây không chỉ là bởi vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ của cây cầu, mà còn bởi khung cảnh thiên nhiên xung quanh, với mặt nước mênh mông trong vắt và những rặng cây phi lao xanh rì. Ở đây có vô vàn góc chụp hình thuộc hàng “tuyệt phẩm”, tuy nhiên đẹp nhất vẫn là lúc hoàng hôn xuống. Khi ánh nắng chiếu lên những chân cầu trải dài trên mặt sông, khiến chiếc cầu gỗ càng trở nên ảo diệu.
Đi bộ trên cầu cũng giúp bạn có thể thoải mái ngắm nhìn vẻ đẹp của biển và khu vực xung quanh cũng như thuận tiện hơn cho việc chụp hình thiên nhiên hay tạo dáng trên cầu - Ảnh: Tinh Huynh
Gia đình tôi đến cầu Ông Cọp vào buổi chiều, trời trong mát. Vì không yên tâm lắm nên gia đình chọn đi bộ trên cầu. Trong lúc di chuyển, cầu rung lắc nhẹ, đôi khi phải dừng lại, nép sát vào thành cầu để xe máy chạy ngang. Cảm giác vừa phiêu lưu, vừa thú vị, anh T.H, du khách đến từ Bà Rịa-Vũng Tàu kể lại chuyến viếng thăm của mình - Ảnh: Tinh Huynh
"Gia đình tôi chọn đi bộ để khám phá vẻ đẹp của cầu Ông Cọp. Trong lúc di chuyển, cầu rung lắc nhẹ, đôi khi phải dừng lại, nép sát vào thành cầu để xe máy chạy ngang. Cảm giác vừa phiêu lưu, vừa thú vị, quang cảnh trên cầu rất thơ mộng" - anh T.H. - du khách đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu - kể lại chuyến đi của mình - Ảnh: Tinh Huynh
Theo người dân địa phương, tên cầu Ông Cọp gắn với câu chuyện trả ơn của một Ông Cọp Bạch. Truyện như sau: Vào thời xa xưa lắm, có một Ông Cọp Bạch xuống làng, nhờ bà mụ đỡ đẻ cho bà Cọp. Sau khi bà Cọp sinh con xong, ông Cọp đã mang quà đến biếu bà. Sau khi bà mụ mất, mỗi năm đến ngày giỗ bà, Ông Cọp lại đến viếng mộ, mãi đến khi Ông mất. Để tưởng nhớ ông Cọp Bạch, người dân xóm Đồng Đò thời xưa rủ nhau lên núi đào đá, xếp thành miếu ông cọp để tôn thờ. Cây cầu gắn liền với miếu Ông Cọp nên tên cầu ông Cọp cũng từ đó mà ra - Ảnh: Trung Thi
Theo người dân địa phương, tên cầu Ông Cọp gắn với câu chuyện trả ơn của một cọp bạch. Truyện như sau: Vào thời xa xưa lắm, có một ông cọp bạch xuống làng, nhờ bà mụ đỡ đẻ cho bà cọp. Sau khi bà cọp sinh con xong, ông cọp đã mang quà đến biếu bà. Sau khi bà mụ mất, mỗi năm đến ngày giỗ bà, ông cọp lại đến viếng mộ, mãi đến khi ông mất. Để tưởng nhớ ông cọp bạch, người dân xóm Đồng Đò thời xưa rủ nhau lên núi đào đá, xếp thành miếu Ông Cọp để tôn thờ. Cây cầu gắn liền với miếu Ông Cọp nên tên cầu Ông Cọp cũng từ đó mà ra - Ảnh: Trung Thi
Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đi lại trên cầu, rút ngắn so với chặng đường bộ hiện hữu khoảng 10km giữa hai địa phương ở hai đầu cầu. Cầu gỗ Ông Cọp được ghi nhận kỷ lục là “cầu gỗ dài nhất Việt Nam”, nên ngoài việc phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, trong những năm qua cây cầu này còn là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm - Ảnh: Trung Thi
Cầu Ông Cọp đẹp nhất để ngắm, chụp ảnh là khi bình minh và hoàng hôn, để có thể "săn" khoảnh khắc này, bạn có thể thuê nhà nghỉ gần cầu để qua đêm. Giá thuê khoảng 250.000-350.000 đồng/phòng/đêm - Ảnh: Trung Thi

An Huỳnh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI