PNO - Ông bà khác thế hệ, khác tư duy và thói quen; chưa kể nhiều ông bà thương cháu hơn thương con, việc chiều chuộng cũng dễ khiến cháu hư.
Tôi lên chức bà ngoại sáu tháng nay. Cảm giác làm bà, khỏi phải nói là hạnh phúc và sung sướng đến chừng nào. Nhưng dù thương cháu nhiều đến mấy, tôi tuyên bố thẳng thừng với vợ chồng con gái là mẹ chỉ bế bồng cho thỏa cơn ghiền, mẹ có thể giữ cháu để các con đi chơi, chứ không giữ cháu cho các con đi làm.
![]() |
Ảnh mang tính minh họa - Tirachardz |
Tôi nghĩ, cha mẹ dù có bận rộn cỡ nào cũng phải lên kế hoạch nuôi con. Gửi con cho ông bà chỉ trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ những ngày cha mẹ đi công tác, đi chơi với bạn bè. Tôi “bấm nhỏ” cho con gái: Phụ nữ không nên tối mặt với con cái, mà tranh thủ thời gian vui chơi với bạn bè, đó là cách thư giãn để tái tạo năng lượng, chăm sóc gia đình. Nên nếu muốn đi chơi, thì cứ gửi con sang bên mẹ. Tôi không phải bà ngoại lười biếng, không thương con cháu, nhưng con cái một khi đã lập gia đình, là phải lập kế hoạch nuôi con, mới thể hiện trách nhiệm làm cha mẹ.
Bạn tôi làm bà ngoại ở tuổi 47. Bạn bảo bạn rảnh rỗi nên nhận giữ cháu ngoại để các con bạn yên tâm đi làm, vì không ai giữ cháu tốt như ông bà, các con lại tiết kiệm được một khoản chi phí. Bạn giữ cháu nên ít thời gian ra ngoài với bạn bè như trước. Nhìn bạn, ai cũng nói là... bà ngoại bỉm sữa, bận rộn và có phần lôi thôi. Có mẹ giữ cháu, con rể, con gái ỷ lại, mạnh đứa nào đứa nấy vi vu sau giờ làm, đi chơi, đi nhậu, rồi con rể có bồ, vợ chồng ly hôn khi con vừa tròn hai tuổi.
Bạn hối hận: “Cứ tưởng giữ cháu là tạo điều kiện cho con cái làm ăn, nào ngờ, con cái không ở cùng cha mẹ, cả hai phía sẽ ít có sự gắn bó, tình yêu và trách nhiệm giữa con và cha mẹ vơi dần...”.
Bạn là người thương cháu vô điều kiện, sẵn sàng dẹp bỏ mọi riêng tư để chăm sóc cháu ngoại. Tiếc là bạn thừa tình thương với cháu, nhưng thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ. Đứa cháu hơi còi, hay ốm, một tháng đôi ba lần ra vô bệnh viện, bác sĩ dinh dưỡng đề nghị bạn thay đổi cách nấu ăn, thay đổi thực đơn và cả cách cho trẻ ăn, không ép trẻ ăn tới mức trẻ sợ ăn, khóc lóc, nôn ói như bạn kể.
![]() |
Ảnh mang tính minh họa - Lifestylememory |
Có người nói làm cha mẹ mà không chăm sóc, dạy dỗ con, phó thác con cho ông bà, là những người thiếu trách nhiệm. Ông bà mà nhận giữ cháu, đôi khi gián tiếp làm hư con cháu. Tôi thấy lời nhận xét này không sai. Dù biết rằng còn tùy thuộc hoàn cảnh, nhưng khi lên kế hoạch sinh con, các cặp vợ chồng đã phải lường trước những vất vả, tốt nhất là con mình mình nuôi. Chính cha mẹ mới là người chăm con toàn diện nhất, trao cho con một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần tươi vui.
Ông bà khác thế hệ, khác tư duy và thói quen; chưa kể nhiều ông bà thương cháu hơn thương con, việc chiều chuộng cũng dễ khiến cháu hư.
Con gái bạn tôi sau khi ly hôn thì dọn về sống với bạn. Tôi khuyên bạn nên đưa cháu ngoại tới trường mầm non thay vì để bà nuôi cho “đảm bảo”, đồng thời “trả” con lại cho mẹ nó. Nếu bạn giữ quan điểm ông bà phải chăm cháu, là vô tình cướp đi quyền làm mẹ, cướp đi quyền lợi và trách nhiệm của một người mẹ. Trẻ con lớn lên trong vòng tay cha mẹ, hẳn sẽ “tròn trịa” hơn lớn lên trong vòng tay ông bà.
Ái Nghĩa
Chia sẻ bài viết: |
Không ai ngờ chiếc ghe hàng có thể “ôm” cả cái chợ quê rồi luồn lách trong từng con kênh, con rạch nhỏ để bán cho bà con quê tôi.
Câu chuyện của bà Liên và “cậu bé” Huỳnh Nhứt Lãm không chỉ là hành trình của tình mẫu tử bao la mà còn truyền cảm hứng về nghị lực phi thường...
Là trụ cột của công ty, mỗi ngày con chỉ ngủ khoảng 2 tiếng đồng hồ, dành thời gian để giải quyết công việc, và kề cận bên mẹ.
Trẻ nhỏ có thể hành động vô thức khi chúng nổi giận. Vậy cha mẹ phải làm gì để hóa giải cơn tức giận đến điên lên của con trẻ?
Ở phút ban đầu, Elena xem Trương Văn Dân như “chiếc hộp đóng kín” đầy bí hiểm và hấp lực.
Trong cuộc sống, không có đúng, sai, mà là sự chọn lựa phù hợp cho hành trình riêng của mỗi người.
Ước tính, có hơn 50% thân chủ/khách hàng của tôi gặp các rắc rối liên quan đến giai đoạn dậy thì của trẻ.
Tuổi 30, tôi ước mơ tìm lại bước chân của mình. Tôi đã bừng tỉnh, dẫu có khó khăn và những vết thương lòng
Lúc này, tôi mới hiểu ra tình yêu thương, quan tâm con để ba mẹ có thể cùng con vượt qua giai đoạn ẩm ương của tuổi dậy thì.
Tôi biết ba có cảm giác bất lực khi đôi chân không thể chủ động lên lầu thắp hương cho ông bà, tổ tiên.
Từ hôm ngành giáo dục đóng cửa các lớp dạy thêm, chúng tôi bắt đầu rối loạn.
Anh Bernard là người Bỉ mà mê ẩm thực Việt, rồi quen cô sinh viên bưng bê ở quán ăn Việt Nam tại Brussels.
Chuyên gia mạng xã hội gọi hiện tượng này là “sống nhạt trên không gian mạng”.
Trong tâm thức người Việt, cúng giỗ là một nghi lễ truyền thống quan trọng để tỏ lòng thành kính tưởng nhớ người thân đã mất...
Mỗi năm chỉ về Việt Nam 1-2 lần nhưng những lần tiếp xúc, Linh đều cảm nhận được tình cảm mẹ chồng: “Mẹ không nói thương nhưng tất cả đều là thương”.
Khi có người hỏi ba món ăn nào ngon nhất trong đám giỗ, ba không ngần ngại trả lời là món xà bần (hay xào bần).
Đích đến của 2 phụ nữ ấy đều là con cái. Chỉ khác là 2 chị đi 2 con đường khác nhau mà thôi!
Từ những hành động, suy nghĩ tuy nhỏ nhưng có thể tác động đến tương lai như cách lý giải của hiệu ứng cánh bướm trong tâm lý học.