Ôn chuyện cũ, tính tương lai nhân dịp 10 năm đờn ca tài tử trở thành di sản đại diện nhân loại

09/12/2023 - 06:44

PNO - Trong chương trình nghệ thuật vào tối 8/12 tại TPHCM, lịch sử của đờn ca tài tử được nhắc lại. Đồng thời, TPHCM cũng đưa ra một số phương án để bảo tồn, phát triển chúng trong tương lai.

 

Năm 2023 tròn 10 năm nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tối 8/12, chương trình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản toả sáng được tổ chức tại công viên 23/9 (quận 1, TPHCM) nhằm kỷ niệm sự kiện này.
Năm 2023 tròn 10 năm nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tối 8/12, chương trình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản tỏa sáng được tổ chức tại công viên 23/9 (quận 1, TPHCM) nhằm kỷ niệm sự kiện này. Chương trình do Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa TPHCM và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
Nội dung chương trình là mạch nối từ quá khứ đến hiện tại. Trong đó, nhiều tư liệu về lịch sử ra đời của ĐCTT
Nội dung chương trình là mạch nối từ quá khứ đến hiện tại. Trong đó, nhiều tư liệu về lịch sử ra đời của ĐCTT, quá trình phát triển được nhắc lại với công chúng. 
Chương trình được dàn dựng công phu. Tiết mục đại cảnh nhạc, múa Âm sắc miền nam tái hiện lại sinh động cuộc sống của người dân nam bộ - vùng đất khởi nguồn của nghệ thuật ĐCTT.
Chương trình được dàn dựng công phu. Tiết mục đại cảnh nhạc, múa Âm sắc miền Nam tái hiện lại sinh động cuộc sống của người dân Nam bộ - vùng đất khởi nguồn của nghệ thuật ĐCTT.
Bên cạnh hát, múa thì những hoạt động đời thường cũng được tái hiện khiến người xem thích thú.
Bên cạnh hát, múa thì những hoạt động đời thường cũng được tái hiện khiến người xem thích thú.
Liên khúc Lý miền nam Ngọt ngào câu hát quê hương qua sự thể hiện của Quốc Đại, Cao Công Nghĩa, nhóm FM, nhóm Mắt Ngọc càng tô đậm sự dung dị,
Liên khúc lý miền Nam Ngọt ngào câu hát quê hương qua sự thể hiện của Quốc Đại, Cao Công Nghĩa, nhóm FM, nhóm Mắt Ngọc càng tô đậm sự dung dị của vùng đất phương Nam. Tuy là vùng đất mới, nhưng nơi đây cũng chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc. 
Nhạc lễ là một trong những nét văn hoá đặc sắc. Chúng cũng có mối liên hệ với đờn ca tài tử sau này.
Nhạc lễ là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Nam bộ. Chúng cũng là một trong những nguồn gốc tạo ra ĐCTT sau này. Tiết mục Hội làng, kết hợp nhạc lễ, nghi thức xây chầu đại bội khiến người xem vỡ oà, thích thú. 
Chương trình cũng tái hiện cảnh người dân đốt đuốc đi hội, đi xem hát ngày xưa.
Chương trình cũng tái hiện cảnh người dân đốt đuốc đi hội, đi xem hát ngày xưa.
Tiết mục hoạt cảnh ĐCTT Đêm trăng hội ngộ do NNND Thanh Tuyết, NNƯT Hà Thu, NNƯT Phương Hậu mang công chúng đến với không gian mộc mạc, lắng đọng của ĐCTT.
Tiết mục hoạt cảnh ĐCTT Đêm trăng hội ngộ do NNND Thanh Tuyết, NNƯT Hà Thu, NNƯT Phương Hậu mang công chúng đến với không gian mộc mạc, lắng đọng của ĐCTT.
Ca ra bộ Bùi Kiệm trở về với sự thể hiện của NNƯT Minh Đức (vai Bùi Kiệm), NSƯT Lê Tứ (vai Bùi Ông), nghệ sĩ Hà Như (vai Kiều Nguyệt Nga) cũng mang đến sự thích thú cho công chúng.
Ca ra bộ Bùi Kiệm trở về với sự thể hiện của NNƯT Minh Đức (vai Bùi Kiệm), NSƯT Lê Tứ (vai Bùi Ông), nghệ sĩ Hà Như (vai Kiều Nguyệt Nga) cũng mang đến sự thích thú cho công chúng.

 *Ca ra bộ Bùi Kiệm trở về:

 

Bên cạnh khán giả Việt thì cũng có nhiều người nước ngoài theo dõi chương trình nghệ thuật này.
Bên cạnh khán giả Việt thì cũng có nhiều người nước ngoài theo dõi chương trình nghệ thuật này.
Nhắc đến sự phát triển của ĐCTT không thể quên đi Dạ cổ hoài lang, ra đời từ phong trào sinh hoạt ĐCTT ở miền tây từ đầu thế kỷ 20 đã đặt nền móng cho sự phát triển bản vọng cổ ngày nay. Tiết mục do NNƯT Thanh Mai và NNƯT Ngọc Đặng thể hiện. 
Nhắc đến sự phát triển của ĐCTT không thể quên Dạ cổ hoài lang, ra đời từ phong trào sinh hoạt ĐCTT ở miền Tây từ đầu thế kỷ 20, đã đặt nền móng cho sự phát triển bản vọng cổ ngày nay. Tiết mục do NNƯT Thanh Mai và NNƯT Ngọc Đặng thể hiện. 

*Dạ cổ hoài lang -  NNƯT Thanh Mai, NNƯT Ngọc Đặng:

 
Chương trình cũng có những tiết mục thể hiện sự phát triển của TPHCM hiện tại như:
Chương trình cũng có những tiết mục thể hiện sự phát triển của TPHCM hiện tại như: Xuân trên quê hương, Trên bến Thủ Thiêm...
Tại đây, có 9 cá nhân được TPHCN vinh danh vì có đóng góp tích cực cho sự phát triển của ĐCTT gồm:
Tại đây, có 9 cá nhân được TPHCM vinh danh vì có đóng góp tích cực cho sự phát triển của ĐCTT gồm: NNND Phạm Công Tỵ, NNND Thanh Tuyết, NSƯT Huỳnh Khải, tiến sĩ Mai Mỹ Duyên, NSƯT Phạm Văn Môn, Th.S Phan Nhứt Dũng, nhà giáo Kim Loan, soạn giả Đức Hiền, NNƯT Lê Hoàng Tấn. Họ được ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM (thứ năm từ trái sang), và ông Dương Anh Đức - Phó chủ tịch UBND TPHCM (thứ sáu từ trái sang) tặng hoa và bằng khen. 
Nói về sự phát triển của ĐCTT tại TPHCM trong thời gian tới, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TPHCM cho biết ĐCTT sẽ được mang vào dạy trong chương trình giáo dục âm nhạc ở bậc trung học cơ sở; phối hợp các quận, huyện để tăng cường thêm không gian trình diễn; chương trình truyền hình về ĐCTT sẽ tăng thời lượng; đề xuất chính sách hỗ trợ nghệ nhân, giải thưởng sáng tạo, hoạt động giao lưu để vinh danh...
Nói về sự phát triển của ĐCTT tại TPHCM trong thời gian tới, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TPHCM cho biết ĐCTT sẽ được mang vào dạy trong chương trình giáo dục âm nhạc ở bậc trung học cơ sở; phối hợp các quận, huyện để tăng cường thêm không gian trình diễn; chương trình truyền hình về ĐCTT sẽ tăng thời lượng; đề xuất chính sách hỗ trợ nghệ nhân, giải thưởng sáng tạo, hoạt động giao lưu để vinh danh...

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI