Ở Phú Yên có căn nhà cổ...

11/09/2022 - 13:22

PNO - Nhà cổ Quảng Đức xưa là bảo tàng tư nhân, nơi trưng bày hàng trăm hiện vật gốm cổ, trong đó có dòng gốm sò đã thất truyền từ nửa thế kỷ.

1
Nhà cổ này mở cửa từ năm 2017 để chia sẻ về làng gốm Quảng Đức trứ danh

Chúng tôi đến nhà cổ Quảng Đức Xưa, hơn 200 năm tuổi, vào một chiều râm mát hiếm hoi của miền Trung. Sau trận mưa lúc giữa trưa, bầu trời vẫn chìm trong những đám mây xám, ánh mặt trời bị mây giấu đi nên không khí những ngày tháng 9 không khiến người khác cảm thấy khó chịu hay bức bối. 

Quảng Đức Xưa là một nhà cổ tư nhân của gia đình anh Phạm Lê Quốc Cường, ở địa chỉ 95-97 QL 1A thuộc huyện Tuy An của tỉnh Phú Yên. Dù có tuổi thọ hơn 200 năm, mãi đến năm 2017, nơi này mới được mở cửa đón du khách đến tham quan, tìm hiểu ý nghĩa của câu truyền miệng “Gốm Quảng Đức, lụa Ngân Sơn”.

q

Bước qua cổng, nhà cổ hiện ra với chi tiết thô mộc của kiến trúc cổ, từng bụi cây, từng vật dụng trước hiên nhà hay bên chái bếp khiến mọi người cảm thấy dễ chịu, yên bình và sẵn sàng sống chậm lại.

Nhà cổ Quảng Đức Xưa gồm 3 ngôi nhà cổ gồm nhà quan tổng trấn, nhà Quảng Đức và nhà Ô Loan. Mỗi ngôi nhà được chia thành một phân khu riêng để đưa du khách tiếp cận gốm Phú Yên từ trước đến nay. Trong đó, nhà gỗ thứ nhất trưng bày những vật dụng dân dã như khung dệt gỗ của người làng Ngân Sơn, khuôn làm bánh, máy may cũ, máy điện thoại cũ hay những vật dụng đánh bắt cá ven sông.

Đến với ngôi nhà gỗ thứ 2, du khách sẽ được “nhìn” những cổ vật quý của làng gốm Quảng Đức, những món đồ cổ bằng đồng thau, chậu kiểng trồng hoa, hồ cá cảnh cho dòng gốm không tráng men; “nghe” câu chuyện về sự hình thành và phát triển của làng nghề này. Ngôi nhà thứ 3 trưng bày các dòng gốm tráng men quý nhiều màu, trong đó có những màu men cực kỳ quý hiếm như huyết dụ, xanh ngọc.

1
Dân gian đất Phú thường lưu truyền câu ca dao “Gốm Quảng Đức, lụa Ngân Sơn” cho thấy sự nổi tiếng của hai làng nghề này trong quá khứ, đặc biệt là làng gốm Quảng Đức. Đây là làng nghề gốm tại huyện Tuy An, tồn tại từ cuối thế kỷ XVI. Tương truyền từ thế kỷ XVII, có một dòng họ Nguyễn đã mang nghề làm gốm Gò Sành từ Bình Định vào Phú Yên. Vì thừa hưởng kỹ thuật làm gốm Chăm nên gốm làng Quảng Đức có chất lượng rất cao và đẹp mắt. Trong đó, nhắc đến sản phẩm gốm của làng Quảng Đức, người ta sẽ nhớ đến dòng gốm tráng men sò huyết nổi tiếng. Bên cạnh đất sét những người thợ còn cho thêm sò huyết tươi của đầm Ô Loan đem nung 3 ngày 3 đêm cùng củi mằng lăng cho ra thành phẩm tuyệt đẹp, các sản phẩm trong cùng lò nung nhưng màu sắc khác nhau, mỗi chiếc đều là độc bản nên rất quý và được ưa thích.

Làng gốm Quảng Đức tồn tại ở huyện Tuy An từ cuối thế kỷ XVI. Tương truyền từ thế kỷ XVII, có một dòng họ Nguyễn đã mang nghề làm gốm Gò Sành từ Bình Định vào Phú Yên. Vì thừa hưởng kỹ thuật làm gốm Chăm nên gốm Quảng Đức có chất lượng rất cao và đẹp mắt. Trong đó, nổi tiếng nhất là dòng gốm tráng men sò huyết nổi tiếng.

Tương truyền, để tạo ra dòng gốm tráng men này, khi nung, những người thợ cho thêm sò huyết tươi của đầm Ô Loan vào, nung 3 ngày 3 đêm cùng củi mằng lăng. Điều đặc biệt là dù được nung cùng lò, nhưng mỗi sản phẩm lại có màu sắc khác nhau, vì thế càng có giá trị.

1

Chưa kịp “mệt” sau hành trình dài khám phá gốm Quảng Đức từ xưa đến nay, nghe câu chuyện truyền kỳ về dòng gốm tráng men sò huyết độc đáo, chúng tôi đã được ân cần mời những chiếc bánh lá gai được các mẹ, các chị chọn từng chiếc lá gai, giã nhuyễn, chiết lấy nước cốt, làm bánh ngọt thơm đến món trứng gà trà sấy béo mềm dậy mùi trà.

Tiếng gió thổi trên vòm lá, tiếng chim hót, nghe như những hiện vật đang tự kể câu chuyện của chính mình từ khi còn là đất sét, đến khi được người thợ lựa chọn nhào nắn, được nung trong lò đến nay. Âm thanh ngọt ngào, dễ chịu khiến người ta không muốn rời đi.

An Huỳnh
Ảnh: An Bùi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI