Nuôi hi vọng từ “tâm bão”

26/07/2014 - 15:50

PNO - PNO – Những ngày này, ở dải Gaza hay ở miền Đông Ukraine, tình hình chiến sự vẫn căng thẳng. Hamas và Israel vẫn “choảng” nhau, bất kể hơn 800 người (phần lớn là thường dân) đã thiệt mạng trong hơn hai tuần qua. Nhưng, người dân...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nuoi hi vong tu “tam bao”

Hai bên Hamas và Israel vẫn không chịu dừng tấn công, hệ quả là thường dân vô tội phải chết oan - Ảnh: Fotopedia

*Đợi ngày mai tươi sáng ở dải Gaza

 Umm Samer Marouf (42 tuổi), bà mẹ Palestine cùng 7 con nhỏ đang sống ở một ngôi nhà tị nạn trong khuôn viên trường học tại thành phố Gaza kể lại: “Năm 2008, chúng tôi cũng phải chạy nạn vì những đợt nã hoả tiễn từ Israel. Toàn bộ nhà cửa và vườn dâu, kế sinh nhai của gia đình bỗng chốc biến mất”.

Lần này, hàng xóm của Marouf cũng dọn đến đây cùng gia đình cô. 

Nuoi hi vong tu “tam bao”

Gia đình người tị nạn Palestine quây quần trong khu ở tạm tại một trường học - Ảnh: New York Times

Từ nhiều năm nay, Samer Marouf chứng kiến không biết bao nhiêu vụ tấn công từ Israel. Nỗi ám ảnh này trải dài, từ thế hệ của bà sang thế hệ sau. Trong vụ nã hoả tiễn mới nhất, Samer Marouf tận mắt nhìn thấy con rể của mình trên đường chuẩn bị đến nơi làm việc thì bị trúng pháo kích, và mất một bên chân.

Từ năm 2005, khi Israel đơn phương rút quân khỏi dải Gaza, người dân ở đây trông đợi trật tự mới được thiết lâp. Đến nay, diễn tiến tình hình phức tạp hơn nhiều.

Khó khăn, khắc nghiệt là thế nhưng cuộc sống với gia đình Marouf vẫn là chuỗi ngày hi vọng. Mỗi ngày, người chồng chờ hàng giờ để qua cửa kiểm soát an ninh và đến nơi làm việc ở một nông trại Israel. Khi giao tranh xảy ra ác liệt, ông không thể sang bên kia dải Gaza. Cả nhà Marouf trồng dâu trên mảnh đất thuê. Rồi, mảnh đất này cũng bị tàn phá, giờ gia đình họ sống dựa vào nguồn thu nhập 6 USD/tháng bằng việc Marouf làm pho mát tại một xưởng chế biến nhỏ do Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ.Đồng thời, LHQ cũng bồi thường số tiền đủ cho họ dựng một căn nhà tạm.

Năm 2009, Marouf sinh con út. Một trận pháo kích khiến ngôi nhà họ cháy tan hoang. Họ dắt díu nhau bỏ chạy. Liên tục đối mặt với cái chết, những người như Marouf càng khao khát phải sống để nhìn thấy ngày mai tươi sáng. Bà Marouf nói: “Nơi này lưu giữ ký ức thuở ấu thơ của chúng tôi, cũng là nơi đau thương nhất. Nhưng chúng tôi có niềm tin rất lớn, Gaza sẽ là vùng đất yên bình, ổn định như bất cứ quốc gia nào. Tương lai tươi sáng đang chờ con cháu chúng tôi”.

Trong nơi ở tạm của gia đình Marouf vẫn có sự bình yên, ấm áp. Cả nhà luôn quây quần cùng nhau. Bé con Saja (5 tuổi) vừa dụi đầu vào người mẹ vừa cầm đồng tiền nhỏ để chơi, dù đây là món đồ chơi hiếm hoi của Saja trong thời buổi loạn lạc này.

*Tình yêu thời chiến ở Donetsk

Nuoi hi vong tu “tam bao”

Một trong những đám cưới, kết quả của tình yêu thời chiến, ở Donetsk - Ảnh: The Moscow Times

Ở Donetsk, tuy bom đạn không ập xuống đầu người như tình hình dải Gaza, nhưng lực lượng ly khai vẫn đối kháng với chính phủ Ukraine. Trong bối cảnh nội chiến đó, một ngày thứ Bảy tháng này, một chàng trai mặc quân phục của lực lượng ly khai và bạn gái đã bước vào văn phòng đăng ký kết hôn. Arsen Pavlov và Elena Kolenkina là cặp đầu tiên được đăng ký tại vùng đất mà người dân ở đây gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk trong ý nguyện muốn vùng đất này tách ra khỏi Ukraine.

Hôm đó còn có 12 đám cưới khác được tổ chức mà các chú rể đều là chiến binh. Trên lý thuyết, đó là những đám cưới bất hợp pháp vì cái gọi là “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” không được Ukraine cũng như bất cứ quốc gia nào công nhận. Cô dâu và chú rể cũng không có bánh cưới, quà cưới. Nhưng, chắc chắn là, tình yêu đã dẫn lối họ đến với nhau.

Không chỉ thế, tối thứ Bảy là thời gian dành cho người độc thân. Các cô gái chưa chồng được mời đến Quảng trường Lenin ở trung tâm thành phố để gặp gỡ các chiến binh. Chưa đến 9 giờ tối, quảng trường đã đông chật người. Những điệu nhạc rộn rã trỗi lên. Không chỉ những người trẻ, ở đây còn hiện diện không ít những người từ 30 - 40 tuổi.

Có những cô gái đến đây để tím người tâm đầu ý hợp, nhưng cũng có người vì lý do khác. “Tôi muốn tận hưởng những phút giây thư giãn, quên đi không khí chiến tranh”, Anna Chernoglazova nói. Năm nay 24 tuổi, Anna hiện là công nhân tại một nhà máy điện ở ngoại ô thành phố. Anna đã có người yêu, Oleg đang ở mặt trận.

Hai người gặp nhau khi Oleg tham gia đội quân chiếm đóng nhà máy của Anna cách nay vài tháng và họ lâp tức yêu nhau ngay cái nhìn đầu tiên.“Tôi rất nhớ Oleg và mong cho chiến tranh sớm qua để chúng tôi có thể thật sự là vợ chồng”, Anna chia sẻ.

Các cặp vợ chồng mới cưới ở Donetsk không thể có tuần trăng mật đúng nghĩa. Sau hôn lễ, các cô dâu tiếp tục công việc thường ngày trong khi các chú rể trở lại nơi “khói lửa binh đao”. Nhưng như một cô dâu mới vẫn không thất vọng: “Chúng tôi còn nhiều thời gian dành cho nhau khi chiến tranh qua đi. Điều quan trọng là chúng tôi yêu nhau”.

Trong số các cặp đôi bước vào văn phòng kết hôm hôm đó, hạnh phúc nhất có lẽ là Tagir và Tatiana. Họ có nhiều thời gian gàn gũi nhau hơn vì Tatiana là phụ bếp trong đơn vị của Tagir. Tatiana đã rời bỏ thị trấn quê hương của mình, phía bắc Donetsk, sau khi quân chính phú tái chiếm vùng đất này. Từ đó cô có mặt ở bất cứ nơi nào mà đơn vị của Tagir đồn trú. Dù vậy, Tatiana cũng không có nhiều thời gian sống cùng chồng vì Tagir phải hành quân liên tục. “Như thế cũng đủ để tôi hạnh phúc vì luôn biết rằng Tagir đang ở đâu”. Tatiana nói.

THIÊN NHƯ -TRƯỜNG AN (Theo New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI