Nuôi dạy một đứa con bại não, mẹ không có quyền yếu đuối

25/10/2018 - 14:27

PNO - Nhờ có mẹ dạy chữ, nhờ có mẹ từng bước đưa ra thế giới bên ngoài, chàng bại não đã sống lạc quan và truyền được năng lượng tích cực đến nhiều người.

Từ lúc lọt lòng đã mắc chứng bại não, chân tay co quắp, chưa bước đi một bước, cũng chưa bao giờ nói được một từ nhưng những câu văn của Hùng luôn đẹp và đầy tình cảm. Nhờ có mẹ dạy chữ, nhờ có mẹ từng bước đưa ra thế giới bên ngoài, chàng trai ấy đã sống lạc quan và truyền được năng lượng tích cực đến nhiều người. Cũng nhờ có mẹ khích lệ mà Hùng tự học đàn, tự sáng tác nhạc và trở thành nhạc sĩ Thiên Ngôn. 

Nuoi day mot dua con bai nao, me khong co quyen yeu duoi
Nụ cười vô ưu, rạng rỡ của chàng nhạc sĩ bại não.

Đong đầy tình mẹ

Vũ Quốc Hùng (Văn Phú, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội) 25 tuổi, là 25 năm bà Tạ Thị Mùi - mẹ anh - chăm lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân. Lọt lòng mẹ, Hùng đẹp đẽ, lành lặn như bao thiên thần trên đời. Khi Hùng 5-6 tháng tuổi, không thấy con lẫy, cũng chẳng thấy con bò, vợ chồng bà đưa con đi khám và nhận cú sốc: đứa con trai đầu lòng bé bỏng bị bại não thể co cứng. Vợ chồng bà Mùi chỉ biết đau xót nhìn con. 

Rồi Hùng cũng biết ngồi, cũng cố gắng dịch chuyển trong gian nhà nhỏ nhưng mỗi chuyển động của Hùng đều khó khăn, khổ nhọc hơn những đứa trẻ khác gấp ngàn lần. Nhìn con cắn răng, bặm môi nhích từng xen-ti-mét, thi thoảng lại đổ kềnh, bà Mùi bao lần chực nhào lên đỡ, nhưng rồi lại gạt nước mắt, nén lòng để con rèn được chút tự lập nhỏ nhoi trong khả năng của nó. 

Hùng lớn lên, trí tuệ hoàn toàn bình thường, bố mẹ nói gì đều hiểu, song bàn tay, đôi chân co quắp khiến cậu không thể cầm bút, cũng chẳng thể kẹp phấn viết bằng chân như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Việc cho con đến lớp, đến trường là không thể, bà Mùi bỏ nghề kế toán để dốc toàn thời gian, sức lực ở bên con. Ngày nào bà cũng ôm con trên xích lô đến Bệnh viện Nhi Trung ương để con được tham gia lớp phục hồi chức năng, rồi nghe ai mách ở đâu có thầy lang hay, bác sĩ giỏi là vợ chồng bà lại đưa con đi với hy vọng mong manh rằng, con sẽ có ngày đứng lên mà bước. Thế nhưng càng hy vọng bao nhiêu, vợ chồng bà càng nhận lại những điều cay đắng bấy nhiêu: Hùng vẫn co quắp tay chân, vẫn không nói được, không đi, không đứng dậy được.

Hùng không nói được nhưng nụ cười vô ưu và rạng rỡ vô cùng. Nhìn anh khó nhọc dùng ngón chân “chấm” từng chữ trên màn hình điện thoại “mẹ là người dạy tôi biết chữ”, tôi đã há hốc không thể hình dung bà Mùi đã dạy cách nào để anh có thể viết thành thạo câu chữ, trong khi hoàn toàn không nói được.

31 tuổi mới được ẵm đứa con đầu lòng, những ngày nuôi con là những ngày đầy nước mắt. Bà Mùi nghẹn giọng bảo, đàn bà có quyền yếu đuối, nhưng người mẹ thì không. Là mẹ của đứa trẻ khiếm khuyết hình hài, bà càng không cho phép mình yếu đuối. Biết bao thứ phải lo, phải làm cho Hùng từng ly, từng tí suốt ngày này sang tháng khác, bà còn không có thời gian để nhớ việc mình đã dạy Hùng học chữ theo cách nào, bà chỉ biết đó là phép mầu, là cánh cửa còn he hé của số phận.

Khơi lên những háo hức nơi đáy mắt con

Với hy vọng tìm cho con một lối nhỏ để lạc quan sống giữa đời, vợ chồng bà Mùi kể cho con nghe câu chuyện về cuộc đời cố “hiệp sĩ” công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, người khuyết tật nổi tiếng về nghị lực sống và làm việc. Rồi Hùng cũng theo học tin học, nhưng phải đến khi nhìn Hùng ngồi chăm chú xem hai em gái học đàn, bà Mùi mới lần đầu tiên thấy được niềm vui háo hức nơi đáy mắt con trai. Bà khẽ hỏi: “con có thích không?”. Hùng gật đầu, đôi mắt sáng rực. Bà Mùi bảo, bấy giờ thấy con vui nên đáp ứng chứ chưa bao giờ gia đình dám hy vọng con sẽ làm được điều gì đó với cây đàn, âm nhạc.

Ngày đầu tiên học đàn cùng hai em, cả Hùng và cô giáo đều vô cùng vất vả. Hùng phải ngồi ngang, bàn tay bên này với qua sườn bên kia để chạm được vào phím. Hùng còn phải dùng đôi chân để kìm cánh tay cho bớt rung mới có thể điều khiển các ngón tay di chuyển trên phím đàn. Mỗi lần tập xong, cả người Hùng ướt đẫm mồ hôi, chân tay căng cứng. Cô giáo và bố mẹ nhìn Hùng đánh vật với cây đàn, ai cũng nghĩ đứa trẻ chín tuổi ấy sẽ sớm bỏ cuộc. Nhưng kỳ lạ, Hùng ngày càng quyết tâm - điều mà vợ chồng bà Mùi chưa từng thấy bao giờ. Từ khi học nhạc, Hùng luôn nghĩ là phải làm được điều gì đó cho bố mẹ vui lòng.

Vợ chồng bà Mùi đã nhìn thấy và khơi lên được niềm vui, nỗ lực của con. Không chỉ khổ luyện với những ngón đàn, Hùng còn tập sáng tác bằng chính chiếc máy tính mà bố mẹ đã đầu tư để anh học viết phần mềm. Những ngày đầu, ca từ của chàng trai với vốn sống ít ỏi nhiều khi khiến hai cô em gái bụm miệng cười. Dần dần, những ngô nghê ban đầu vơi đi, thay vào đó là những bài hát ngọt ngào, da diết được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt như: Đừng bắt em phải quên, Em muốn quên (Miu Lê); Dù không là định mệnh (Minh Vương M4U); Hạnh phúc của anh (Tăng Nhật Tuệ); Người đứng sau em, Anh vẫn quen có em (Hồng Dương M4U); Nụ cười hạnh phúc (Vũ Duy Khánh)…

Đặc biệt gần đây, những sáng tác của Thiên Ngôn (nghệ danh của Hùng) đã có bước chuyển từ tình yêu đôi lứa sang tình mẫu tử thiêng liêng (Giờ con mới biết, Đã bao giờ mẹ được ngủ ngon chưa?). Ngón chân vẫn chậm chạp “chấm” vào màn hình điện thoại, Hùng “nói”: “Mẹ dạy tôi phải sống có ích, hết mình và chân thành”. 

Đã bao giờ mẹ được ngủ ngon chưa? 

“Con nhà người ta trưởng thành, giàu có, phụng dưỡng mẹ cha, bôn ba tứ phương rồi trở về nhổ ngọn tóc sâu, nắn đôi chân trần của mẹ. Con thì không!”. 

“Con bây giờ rất đam mê sáng tác, nuôi một hạt mầm hy vọng để gieo vào nốt trầm nốt bổng, bán dăm ba tình khúc góp mấy đồng. Bao năm nay, nỗ lực của con có thấm gì với những dãi dầu và can trường của mẹ. Mẹ à, nếu được sống thêm một lần nữa, mẹ có muốn làm mẹ của con không?”. 

“Ánh nắng chưa rạng ngời mẹ dậy và lo cho con miệng cười. Những bữa con ngọt lành đầy tình mẹ bao la con đã dành. Mẹ ơi đã bao giờ mẹ được ngủ tròn giấc say”.

(trích bài hát Đã bao giờ mẹ được ngủ ngon chưa? - Vũ Quốc Hùng) 

Không thể chữa trị lành bệnh cho con là day dứt, là nỗi đau của người làm mẹ. Nhưng bây giờ Hùng làm được nhiều điều, nhiều hơn cả những gì gia đình mong đợi. Và ý nghĩa hơn, Hùng đã trở thành người có ích cho xã hội. Nhìn con trai đĩnh đạc xuất hiện trên sân khấu với tư cách là nhạc sĩ Thiên Ngôn, có những khán giả ái mộ cả tài năng và tâm hồn, nước mắt bà Mùi đã rơi trên nụ cười hạnh phúc.

Ngọc Minh Tâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.